Cách sổ ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm

Tuesday,
08/11/2022
0

Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phân trắng, đường ruột trên tôm.

Zalo
Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phân trắng, đường ruột trên tôm.

Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là gì?

Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenae (EHP), hiện đang là một trong số những bệnh phổ biến trong các mô hình nuôi tôm hiện nay. Nhiều nhận xét cho rằng, EHP là bệnh khó chịu nhất trong các bệnh tôm đang diễn tại các mô hình nuôi. Tính khó chịu EHP thể hiện qua một đặc điểm như tốc độ sinh sản, lây lan nhanh, cường độ cảm nhiễm đạt trên 80% sau một tuần xuất hiện trong ao nuôi. Mức cảm nhiễm cao hơn, nếu trong môi trường nuôi gặp điều kiện thuận lợi để EHP phát triển. EHP không cần vật chủ để tồn tại và phát triển, EHP có khả năng tạo bào tử, tồn tại thời gian dài dưới đáy ao, nơi lớp bùn đáy, đây là lý do nuôi ao đất, rất khó xử lý triệt để EHP.

Tôm nhiễm EHP giai đoạn đầu không chết như một số bệnh khác, nhưng khi tôm nhiễm EHP, dễ dàng nhiễm các bệnh khác. Trong thời gian ngắn, khi tôm nhiễm EHP, đồng thời ngay lập tức sẽ nhiễm những bệnh khác như phân trắng, nhiễm trùng đường ruột, gan tuỵ, hồng thân... Những ảnh hưởng tức thời, tác động xấu đến sức khoẻ, tỷ lệ sống tôm nuôi trong ao, cường độ tăng dần theo mức độ nhiễm bệnh. Khi tôm đã nhiễm EHP, người nuôi thật khó khăn để đưa ra một quyết định đúng đắn đó là giữ nuôi tiếp hay loại bỏ, vì tôm vẫn ăn, vẫn sống, nếu ở giai đoạn đầu nhiễm EHP, vỏ tôm vẫn bóng, tôm chưa bị ốp.

Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) và hậu quả của nó

Quá trình lây nhiễm EHP vào tôm nuôi được biết đến bao gồm cơ sở nuôi và sản xuất giống tôm sử dụng động vật tươi sống (ví dụ, giun nhiều tơ sống, nghêu, sò…) làm thức ăn cho tôm bố mẹ. Tôm postlarvae nhiễm EHP từ bầy tôm bố mẹ truyền qua. EHP tồn tại trong ao từ vụ nuôi trước, do cải tạo, xử lý ao không triệt để. Quá trình lấy nước vào ao không qua túi lọc, EHP trôi nổi trong nước theo vào ao. Các vật chủ giáp xác trung gian như tôm, cua, ốc, sò…nhiễm EHP, lây truyền bệnh cho tôm trong ao. Thường thì ao nhiều tảo độc, ao có nấm đồng tiền, sẽ xuất hiện EHP và phát triển rất nhanh.

Zalo
Ký sinh trùng EHP gây bệnh về gan và đường ruột trên tôm. 

EHP thường ký sinh trong lòng ống các tế bào biểu mô gan, tụy của tôm nên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ và lưu giữ chất dinh dưỡng thông thường của gan, tụy Đây là lý do khiến tôm bị còi cọc, chậm lớn. Ngoài ra, EHP cũng trú trong thành đường ruột, ống mật, và một số cơ quan nôi quan khác. Những ảnh hưởng tôm nhiễm ký sinh trùng EHP như FCR cao, tôm chậm lớn, đặc biệt khi tôm đạt trọng lượng 3-4g/con. Giai đoạn đầu, khi mức độ nhiễm EHP thấp, tôm vẫn ăn bình thường, vẫn hoạt động bình thường trong ao, không phát hiện tôm chết. Các cơ quan, phụ bộ, vỏ, râu…vẫn bình thường như tôm khoẻ mạnh.

Khi tỷ lệ tôm trong ao nhiễm EHP trên 50%, nhiều phần trên cơ thể tôm sẽ chuyển sang màu trắng đục, do EHP ký sinh trong các tổ chức của tôm, bám vào cơ vân, gây nên những vết tổn thương, làm đục cơ, mờ cơ. Tôm bị bệnh có hiện tượng không đồng nhất size cỡ, phân đàn. Tôm nhiễm EHP giai đoạn này, thường có hiện tượng mềm vỏ, ốp thân, chết rải rác, ăn yếu, rỗng ruột, vỏ nhợt nhạt, thô ráp, không lớn. Tôm càng chậm lớn, mức độ cảm nhiễm EHP càng cao. Bệnh phân trắng gần như chắc chắn xảy ra, ở diễn biến tiếp theo của bầy tôm nhiễm EHP. Tôm nhiễm phân trắng bùng phát nhanh, chết hàng loạt, tỷ lệ tôm chết tăng dần. Tôm gần như không còn khả năng đề kháng, sức khoẻ giảm sút trầm trọng, do đã nhiễm EHP trước đó.

Những hạn chế, bất cập, trong sổ ký sinh trùng hiện nay xoay quanh một số tồn tại, chúng tôi xin trao đổi như sau. Người nuôi chậm trễ khi phát hiện bầy tôm nhiễm EHP giai đoạn đầu, thường phát hiện ở giai đoạn trễ, khi tỷ lệ nhiễm bệnh đã cao, hiệu quả điều trị sẽ không như mong muốn. Người nuôi mất quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định giữ hay bỏ bầy tôm đã nhiễm EHP, thời điểm vàng để xử lý hiệu quả EHP đã trôi qua từ sự do dự, lưỡng lự này. Lựa chọn thời điểm sổ ký sinh trùng không phù hợp, không phù hợp về thời tiết, tình trạng môi trường ao nuôi, sức khoẻ tôm... Người nuôi lựa chọn thuốc sổ không phù hợp, sử dụng không đúng liều lượng, số lần sử dụng, loại thuốc, thời điểm sử dụng. Khi sổ EHP ra ngoài môi trường, không tiến hành các bước xử lý tiếp theo, hoặc xử lý không đúng. Không đúng về hoá chất sử dụng, liều lượng sử dụng, thời điểm sử dụng…Gây ra tình trạng tái nhiễm EHP vào lại cơ thể tôm nuôi, tăng mật độ EHP trong nước so thời điểm trước đó. Mặt khác, hoá chất xử lý, kết hợp với thuốc sổ EHP trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ tôm trong ao.

Trước khi sổ ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)

Nâng cao hiệu quả sổ và diệt ký sinh trùng bao gồm tiến hành các bước đồng bộ. Đánh giá chính xác tỷ lệ nhiễm EHP của bầy tôm, đưa ra quyết định dứt khoát giữ hay bỏ bầy tôm đã nhiễm EHP, sớm đưa ra quyết định sổ ký sinh trùng. Sổ EHP định kỳ bằng Praziquantel, Ivermectin, Albendazole, Fenbendazole… liều lượng theo hướng dẫn của công ty sản xuất thuốc. Bà con có thể dùng hạt, lá, rễ cây trâm bầu để sổ EHP sẽ cho hiệu quả cao. Praziquantel là thuốc trị sán, dẫn xuất pyrazino – isoquinolonei. Thuốc Praziquantel được sán hấp thu nhanh, tăng tính thẩm thấu của màng tế bào ở sán, dẫn tới mất cơ quan nội bào, làm co cứng, tê liệt hệ cơ của sán nhanh chóng. Praziquantel tạo ra các không bào trên da sán, da của sán trưởng thành xuất hiện các mụn nước, các mụn nước sau đó vỡ ra, phân hủy. Praziquantel có phổ kháng ký sinh trùng rộng, gồm các loại sán lá, sán máng, sán dây. Thuốc có tác dụng trên cả ấu trùng sán và sán trưởng thành.

Zalo
Diệt ký sinh trùng EHP giúp tôm khỏe mạnh. Ảnh: aquaculture.vn

Khi bà con quyết định sổ EHP, cần lưu ý chọn những ngày thời tiết có nắng, sáng trời. Môi trường ao nuôi ít khí độc, ít chất hữu cơ, ít ô nhiễm. Chỉ sổ EHP những bầy tôm đã nuôi từ 1 tháng tuổi trở lên, tôm khoẻ mạnh, ăn mạnh, đã lột xác cứng vỏ. Tuỳ sức khoẻ tôm, trọng lượng tôm, môi trường, thời tiết, chọn loại thuốc sổ phù hợp, liều lượng sử dụng hợp lý, luôn tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thuốc. Bà con sổ EHP 2 liều, trong 2 ngày kế tiếp nhau. Chọn thời điểm 9 – 10 giờ sáng, tiến hành sổ EHP lần thứ nhất. Ngày hôm sau, cùng thời gian trên, tiếp tục thực hiện sổ EHP lần thứ hai. Thường sổ ngày đầu, thuốc chỉ làm ký sinh trùng bất hoạt hoặc chuyển sang trạng thái mê man trong thời gian ngắn. Sổ liều thứ hai, ngày hôm sau, sẽ loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể tôm. Bà con lưu ý, ở lần sổ thứ nhất, lượng thức ăn sử dụng để trộn thuốc là 70 – 80 % so nhu cầu tôm, ở lần sổ thứ hai, lượng thức ăn giảm xuống còn 40 – 50 %.

Sau khi sổ ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)

Sau khi sổ EHP ra ngoài môi trường nước, tuỳ sức khoẻ tôm, tuỳ trọng lượng tôm, tình trạng môi trường, thời tiết…bà con chọn loại hoá chất diệt EHP phù hợp. Bà con có thể dùng Benzalkonium Chloride (BKC), cơ chế gây độc của BKC là sự xâm nhập của nhóm lipophilic alkyl vào trong màng tế bào EHP, làm thay đổi tầng kép của phân tử phospholipid, dẫn đễn sự suy yếu của màng tế bào và phá hủy màng tế bào làm ngưng trệ quá trình điều khiển của các enzyme điều tiết quá trình hô hấp và trao đổi chất của tế bào EHP.

Ngoài ra có thể dùng Iodine (I2), hoạt tính diệt khuẩn của iodine được thực hiện nhờ giải phóng các phân tử iode dạng tự do. Các hợp chất iodophor khi được pha loãng có hiệu quả diệt khuẩn mạnh hơn so với hợp chất ban đầu. Điều này do các mối liên kết iodine trong chuỗi polimer bị suy yếu khi pha loãng dung dịch iodophor, vì thế làm tăng lượng iod tự do, dẫn đến tăng hiệu quả diệt khuẩn của dung dịch. Mặt khác, bà con có thể dùng Chlorine (NaOCl), Hypochlorite Canxi Ca(OCl)2, Trichlorocyanuric axít - TCCA (C3N3O3Cl3), Chloramine B C6H5SO2NClNa để diệt EHP.

Hiện nay, trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, bà con thường dùng Chloramine B C6H5SO2NClNa để diệt EHP do tính hiệu quả diệt ký sinh trùng rất cao và tính an toàn của hoá chất này đối với tôm. Về liều lượng, luôn tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thuốc, kết hợp thời tiết, môi trường, trọng lượng tôm, sức khoẻ tôm trong ao…, lựa chọn liều lượng phù hợp, sử dụng đạt mục đích mong muốn.

Đối với tôm, sau khi đã sổ EHP 2 ngày liên tục, ngày thứ 3, khi cho tôm ăn cần tăng cường dưỡng chất hỗ trợ tôm phục hồi nhanh sức khoẻ. Chủ động bổ xung Premix, Beta glucan, chất hỗ trợ gan, Enzyme tiêu hoá, chất khoáng. Đặc biệt, bà con cần bổ sung Acid hữu cơ, nhằm loại bỏ EHP còn sót trong đường ruột, trong các cơ quan khác. Bà con lưu ý, sau khi dùng Chloramine B C6H5SO2NClNa để diệt EHP 1 ngày, tiến hành cấy, gây nuôi lại vi sinh trong ao nuôi. Theo diễn biến thực tế quá trình nuôi, nếu sau 1- 2 tuần, quan sát tôm, phát hiện những triệu chứng tái nhiễm EHP, bà con cần tiến hành thực hiện lại quy trình sổ và diệt ký sinh trùng như đã trình bày trên.

EHP hiện nay là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phân trắng, đường ruột. Ngoài việc làm tôm chậm lớn, FCR cao, tôm phân đàn…Khi nhiễm EHP nặng, tôm chắc chắn sẽ bị phân trắng, nhiễm trùng đường ruột, làm tôm ốp thân, vỏ thô ráp, bỏ ăn, chết với tỷ lệ tăng dần, gây thiệt hại nặng nề cho các mô hình nuôi. Bà con cần chủ động sổ và diệt EHP ở giai đoạn khi tôm mới nhiễm EHP, hiệu quả điều trị sẽ cao, giảm mức độ thiệt hại cho mô hình.

Nguồn: Tép bạc

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: