Lưu ý quan trọng khi cải tạo ao trước khi thả nuôi

Thursday,
13/10/2022
0

Sau mỗi vụ nuôi, nhất là ao nuôi đã xảy ra dịch bệnh thì thời gian cho ao nghỉ và phương pháp cải tạo ao cho vụ mới là rất quan trọng, đặc biệt khi chưa kiểm soát được nguyên nhân dịch bệnh.

Zalo
Sau khi thu tôm cần tháo dỡ dàn quạt, phơi khô - Ảnh: Thanh Ngân.

Chuẩn bị ao

Nếu là ao đất, khi vừa thu hoạch xong cần tháo dỡ dàn quạt hoặc hệ thống sục khí, vệ sinh sạch các dụng cụ, phơi khô và bảo quản ở nơi khô thoáng. Rút nước, phơi khô đáy ao, thu gôm chất thải lại và chuyển ra ngoài ao. Nếu ao không thể tháo kiệt do nước ngấm qua bờ thì nên sên vét bùn đáy ao (lớp bùn đen) triệt để. Đào ao để chứa bùn đáy không được bơm bùn ra kênh rạch. Gia cố bờ ao, cống ao, hạn chế ao bị rò rỉ, phơi đáy ao nuôi thời gian tối thiểu 15 ngày. Mực nước trong ao cần ở mức 40 - 70 cm, ngoài ra để hạn chế bùn hữu cơ còn sót lại thì cần thả cá rô phi vào ao để cá ăn hết lượng bùn và các loài ký chủ trung gian gây bệnh. Nếu ao trải bạt, sau khi thu tôm xong cần dùng bơm xịt rửa sạch các loại bùn, rêu bẩn bám vào mặt bạt, đồng thời kiểm tra nền đất đáy phía dưới bạt trải; nếu thấy nhiều bùn đen, cần cuộn lại bạt, loại bỏ bùn, dùng cát đổ xuống đáy dày 20 cm trở lên, lèn chặt, phơi khô và trải bạt trở lại. Tính từ khi thu hoạch đến vụ nuôi tiếp theo, cần cho ao nghỉ (thời gian ngắt vụ) 1 tháng trở lên, sau đó mới cải tạo để có thể tiếp tục vụ nuôi mới.

Đối với nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh hiện nay, ao nuôi rất dễ bị ảnh hưởng bởi nguồn nước bị ô nhiễm thì việc sử dụng ao lắng để chứa nước sạch cho ao nuôi là cần thiết. Diện tích ao lắng thường chiếm khoảng 1/3 diện tích ao nuôi. Ao lắng thường đào sâu hơn ao nuôi 0,5 - 1 m, đáy ao được cày bừa kỹ, rải vôi để ổn định pH. Nên cải tạo và lấy nước cho ao lắng trước khi cải tạo ao nuôi từ 20 - 30 ngày.

Cải tạo ao

+ Để chuẩn bị cho vụ nuôi mới, cuối mỗi vụ nuôi cần thu dọn hết dụng cụ, máy móc phục vụ cho vụ trước. Tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng máy móc để dùng cho vụ sau. Đặc biệt, vật dụng chứa nước ao nuôi như can nhựa, máy bơm, đường ống phải được vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận khử trùng.

Lựa chọn ao:

Có thể phơi ao vào mùa xuân, thu, để đảm bảo nền đáy ao nuôi tôm tốt. Từng bước xử lý trong nuôi tôm đều rất quan trọng, mỗi bước đều cần có thời gian nhất định, do vậy việc lựa chọn ao nuôi nên hoàn thành trước tết.

Cải tạo đáy ao:

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, muốn nuôi tốt trước tiên phải nuôi nước, muốn nuôi nước tốt trước tiên phải nuôi đáy, mà nuôi đáy phải bắt đầu từ khi cải tạo ao. Cải tạo ao bao gồm phơi ao, ngâm ao, cày bừa, diệt, cấp nước, bổ sung dinh dưỡng.

Phơi đáy ao :là phương pháp cải tạo đáy ao tốt nhất mà lại không tốn kém, mà cũng là cách diệt khuẩn tốt nhất, tiết kiệm nhất. Mỗi năm sau khi thu hoạch xong nên kịp thời tháo nước để phơi đáy ao, để cho lớp bùn đen ở tầng đáy ao ôxy hóa chuyển thành màu trắng. Thời gian phơi ao không dưới một tháng.

Ngâm đáy: Sau khi phơi tiến hành ngâm đáy ao, rửa những chất có hại trong ao nuôi, lần ngâm đầu tiên không dưới một tuần.

Kiềm hóa - sau khi ngâm, phơi, tháo cạn nước rải vôi, cày bừa: Ao đáy cát sử dụng 52kg

CaO/1000m2. Ao đáy đất, cát sử dụng 112kg CaO/1000m2. Ao đáy đất sử dụng 150kg CaO/1000m2, sau đó cày bừa đáy ao.

- Cày bừa trộn lẫn vôi với đất đáy ao, nâng cao độ thấm cho tầng đáy, nâng cao độ pH đất tầng đáy.

- Cày lật đất đáy khoảng 10 - 15cm để phơi, oxy hóa triệt để. Khoảng 10 ngày sau lại cho nước vào ngâm tiếp.

Nếu thời gian cho phép, tốt nhất nên ngâm rửa ao nhiều lần. Thông qua nhiều lần cày, phơi, ngâm sẽ loại bỏ được mùi hôi trong đáy ao, khôi phục được môi trường lành mạnh.

Zalo
Rắc vôi bột trên khắp bề mặt ao. Ảnh: minh họa.

Phòng tính phèn cao: Polysulfide, kim loại nặng cao, giai đoạn đầu vụ nuôi dễ bị nhiễm lại phèn, không những ảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường nước mà khi gặp điều kiện môi trường oxy thấp sẽ rất dễ chuyển thành chất có hại H2S, ảnh hưởng rất lớn đến tôm.

Phòng hiện tượng nhiễm lại phèn nên kết hợp sử dụng phương pháp nâng cao oxy, sử dụng vôi nung, cung cấp dinh dưỡng, sử dụng vi khuẩn quang hợp (EM). Ngoài ra trong quá trình cải tạo ao rải canxi, magie, photpho đây cũng là một phương pháp rất tốt, sử dụng canxi, magie, photpho không tan trong nước nhưng tan trong môi trường axit yếu. Do vậy người dân trồng lúa từ lâu đã biết sử dụng phương pháp nén phèn.

+ Tiến hành tháo cạn nước ao, bơm vét loại bỏ bùn lỏng, chất thải ra khỏi ao. Tiến hành phơi ao, phơi ao khô nứt chân chim (đối với những ao không bị nhiễm phèn) để các chất khí độc cũng như các chất hóa học tồn dư từ vụ trước được phân hủy. Sau đó tiến hành cải tạo như bình thường.

- Trước khi cấp nước 1 - 2 ngày, tiến hành bón lót đáy bằng vôi Dolomite với liều lượng 100 kg/ha và vôi CaCO3 với liều lượng 50 kg/ha nhằm tăng cường hệ đệm và khoáng hóa nền đáy.

Phòng trừ dịch hại và tác nhân gây bệnh

+ Để ngăn chặn dịch hại, tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh khi cấp nước vào ao, nguồn nước phải được lọc qua túi lọc bằng vải nhiều lớp (túi vải katê...)

Lưu ý:

+ Nước cấp vào ao chuẩn bị nuôi nên hạn chế sử dụng những hóa chất có tính diệt khuẩn mạnh và gây tồn dư như Chlorine dạng bột, thuốc sâu để diệt cá tạp... để diệt khuẩn vì sau đó rất khó gây màu nước và gây tồn dư hóa chất gây hại cho vật nuôi.

+ Tuyệt đối không sử dụng hóa chất bị cấm trong cải tạo ao,diệt tạp.

Xử lý và gây màu nước

Chọn những ngày không mưa vào các ngày nước triều cường hàng tháng để lấy nước vào ao lắng, đảm bảo độ mặn 15 - 20 ‰. Để lắng 7 - 10 ngày trước khi cấp vào ao nuôi. Lắp đặt quạt khí hoặc sục khí trong ao nuôi, đây là khâu rất quan trọng liên quan đến tỷ lệ sống và năng suất tôm nuôi. Căn cứ vào nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú mà lắp đặt loại quạt nước phù hợp. Một dàn quạt (15 cánh) có thể cung cấp đủ ôxy cho 400 kg tôm trong ao, quạt lông nhím thì đủ ôxy cho 600 kg tôm.

Nước cấp vào ao nuôi phải qua túi lọc, độ sâu 1,2 - 1,5 m, tiến hành chạy quạt khí, kích thích trứng các loài giáp xác nở và để lắng ít nhất 3 - 5 ngày mới xử lý. Nước ao thường chứa nhiều virus, vi khuẩn, nguyên sinh động vật gây bệnh nên trước khi thả giống cần khử trùng nguồn nước bằng Chlorine 10 ppm (10 kg/1.000 m3nước), duy trì pH 7,5 - 8,0; độ kiềm lớn hơn 80 mg/l. Nước xử lý xong cần bật quạt nước cho Chlorine bay hơi. Bón phân gây màu, duy trì mật độ tảo trong ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giống. Phân vô cơ (urê hoặc DAP), bón ngày đầu 2,2 kg/1.000 m2, sau đó giảm dần hoặc dùng cám gạo, bón 1 - 1,2 kg/1.000 m2trong 1 tuần. Sử dụng chế phẩm sinh học có chứa các dòng vi khuẩn (Lactobacillus, Nitrobacter, Nitrosomonas…) để khống chế vi khuẩn gây bệnh, làm sạch đáy ao, hấp thu khí độc NH3, H2S, NO2… Sau khi gây màu nước nên kiểm tra độ trong của nước ao, khi đạt 35 - 40 cm mới tiến hành thả giống.

Thả giống:

Phải duy trì được chất lượng nước ổn định thì mới được thả;

Chọn tôm giống: Chọn thả tôm giống chất lượng tốt, đồng đều, khỏe mạnh không dị tật. Bật quạt liên tục, đảm bảo được sự cân bằng oxy, đảm bảo môi trường nước ổn định; cho ăn trong ngày hoặc ngày thứ hai sau thả cho ăn, thực tế chứng minh:

Mật độ thả và chăm sóc:

Nếu thả mật độ khoảng 80 con/m2 trở lên cho ăn luôn trong ngày thả so với cho ăn sau 10 ngày thả tốc độ phát triển không giống nhau ( nhưng phải xử lý tốt đáy ao, cho ăn ít chia thành nhiều lần, duy trì ổn định dinh dưỡng, chất lượng nước), tỉ lệ bị bệnh cũng giảm đáng kể. Trong quá trình xử lý nên kiên trì giải độc, kháng stress, giảm kim loại nặng, trước khi thả giống 2 tiếng tạt vitamin C để chống sốc. Căn cứ vào môi trường nuôi thực tế để lựa chọn thả mật độ cho phù hợp.

Ví dụ trong 1000m2 máy quạt không đạt đến 1kw thì chỉ thả mật độ 2.5 - 3 vạn/ 1000m2, nếu máy quạt đạt được 1 - 3kw /1000m2 mà người nuôi có kinh nghiệm phong phú thì thả 3 - 7 vạn/ 1000m2.

Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích để chuẩn bị cho vụ nuôi mới thành công.

Nguồn: Thủy sản Việt Nam

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: