Mô hình luân canh một vụ tôm, một vụ lúa (tôm – lúa) là loại hình sản xuất đặc trưng và quan trọng trong cơ cấu nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL
Từ khi hình thành cho đến nay, mô hình này liên tục phát triển, tăng mạnh cả về diện tích thả nuôi, năng suất và sản lượng thu hoạch, đóng góp không nhỏ vào thành công chung của ngành nuôi tôm nước lợ của khu vực.
Mô hình tôm lúa liên tục phát triển, tăng mạnh cả về diện tích thả nuôi, năng suất và sản lượng thu hoạch, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại ĐBSCL
Theo thạc sĩ Nguyễn Công Thành, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng ĐBSCL - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, mô hình canh tác tôm – lúa (nuôi tôm vào mùa khô và trồng lúa vào mùa mưa) hình thành từ những năm 80 của thế kỷ trước, ở một số vùng ven biển ĐBSCL, trên cơ sở tận dụng điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thủy sản. Mô hình này bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay, khi Chính phủ có quyết định cho phép chuyển đổi những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (NTTS).
Hiện nay, có 8/13 tỉnh, thành ĐBSCL có thả nuôi tôm sú, với tổng diện tích khoảng 598.000ha, trong đó mô hình tôm – lúa và quảng canh cải tiến luôn chiếm diện tích lớn so với các mô hình còn lại. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, xâm nhập mặn và kịch bản nước biển dâng, sẽ dẫn đến nhiều vùng đất bị nhiễm mặn, có khả năng mở rộng diện tích nuôi tôm hoặc buộc phải chuyển đổi sang nuôi tôm để thích ứng. Vì vậy, diện tích nuôi tôm nước lợ những năm tới có khả năng mở rộng lên từ 800 ngàn – 1 triệu ha, tập trung chủ yếu tại ĐBSCL. Con tôm nước lợ, đặc biệt là tôm sú (loài bản địa) luôn có giá trị thương mại cao, có thị trường ổn định và khả năng cạnh tranh lớn.
Mô hình nuôi tôm - lúa có tốc độ tăng trưởng khá nhanh tại ĐBSCL. Nếu như năm 2000, diện tích nuôi tôm - lúa của cả khu vực chỉ có 71.000ha thì mười lăm năm sau, diện tích đã tăng lên 175.000ha, chiếm 30,5% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn vùng và sản lượng đạt 75.000 tấn. Các tỉnh có diện tích thả nuôi tôm – lúa lớn gồm: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Năng suất nuôi tôm – lúa bình quân đạt khoảng 300 - 500 kg/ha tôm và 4-7 tấn lúa. Chi phí sản xuất trung bình 30 – 35 triệu đồng/ha, lãi suất trung bình 35 – 50 triệu đồng/ha/năm.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, diện tích nuôi tôm – lúa của tỉnh tăng nhanh qua từng năm. Cụ thể, năm 2014 là 71.500ha thì đến năm 2017 đã tăng lên 89.000ha. Phần lớn diện tích nuôi tôm - lúa tập trung chủ yếu ở vùng U Minh Thượng (các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận), vùng này có diện tích nuôi khá cao (chiếm trên 90% tổng diện tích nuôi tôm - lúa của toàn tỉnh) và có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên đối với nghề nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm - lúa.
Theo ông Tâm, trước đây nông dân trong tỉnh chỉ tập trung trồng lúa năng suất trên dưới 3 tấn/ha nhưng bây giờ đã chuyển sang mô hình lúa - tôm (chủ yếu là luân canh tôm sú - lúa), năng suất lúa đạt từ 4-5 tấn/ha, nuôi tôm 300 - 370 kg/ha, cá biệt có nơi đạt 450-500 kg/ha. Năng suất lúa khá tốt mà tỷ lệ rủi ro lại rất thấp. Cùng với đó, lợi nhuận cũng tăng gấp 2-3 lần so với độc canh cây lúa, vốn đầu tư ít, nông dân thu về hai nguồn lợi nhuận từ tôm và lúa.
Trong mô hình tôm – lúa, ngoài đối tượng thả nuôi chính là con tôm sú, thì nông dân còn nuôi ghép hoặc nuôi luân canh: tôm – cua, tôm sú – càng xanh... Trong đó, con tôm càng xanh đang có tốc độ phát triển khá ấn tượng, diện tích thả nuôi toàn vùng hiện đạt 36.800 ha, một số địa phương có diện tích nuôi lớn như: Bạc Liêu 17.275 ha, Cà Mau 11.382 ha, Kiên Giang 5.200 ha, Bến Tre 1.500 ha và Trà Vinh 1.112 ha... Việc thả nuôi ghép, nuôi xen canh các loài thủy sản với nhau không chỉ giúp nông dân giảm được rủi ro mà còn tăng thu nhập trên cùng diện tích.
Nguồn: Việt Linh
AmyHauri Trả lời
03/12/2022--- real driving school mod, ids driving school или [url=https://www.brandmakers.it/hello-world/#comment-15020]https://www.brandmakers.it/hello-world/#comment-15020[/url] driving school 2008