Biến đổi khí hậu đang là vấn đề đựợc ngành thủy sản trên thế giới cũng như nước ta hiện nay quan tâm bởi vì nắng nóng và mưa to kéo dài gây khó khăn cho quá trình chăm sóc tôm , mưa to kéo dài có thể làm giảm độ mặn đột ngột trong ao nuôi ảnh hưởng đến sinh trưởng cûa các đối tượng thủy sản.
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ. Tôm có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45 ‰ và tăng trưởng tốt ở độ mặn khá thấp 10 – 15 ‰ . Tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 – 33oC), nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30oC và cho tôm lớn (12 – 18g) là 27oC, ngoài ra tốc độ phát triển nhanh, thời gian nuôi ngắn là một ưu thế.
Trong nuôi thủy sản nước lợ, biến đổi độ mặn có ảnh hưởng lên sinh trưởng của tôm thẻ giai đoạn giống. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho biết biến động độ mặn trong khoảng thích hợp sẽ kích thích tôm lột xác và nhanh lớn hơn. Nghiên cứu Su et al. (2010) cho rằng một mức biến động là 2 ngày/lần tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi ở độ mặn biến động ± 5‰ và ± 10‰ có tăng trưởng tốt hơn tôm nuôi ở độ mặn không biến động hoặc biến động ± 15‰.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm tôm thẻ chân trắng được nuôi theo dạng cá thể có khối lượng ban đầu là 0,007 g/cá thể được nuôi trong keo nhựa 5 L chứa 2 L nước biển 20‰, mỗi nghiệm thức được lặp lại 30 lần và biến động độ mặn là ± 5‰, thí nghiệm được thăc hiện trong 45 ngày.
Gồm các nghiệm thức (NT) như sau:
- Nghiệm thức 1: NT1 (± 0‰, ĐC): biến động ± 0‰ (Đối chứng)
- Nghiệm thức 2: NT2 (± 5‰, 2N): biến động ± 5‰ và chu kỳ biến động 2 ngày/lần
- Nghiệm thức 3: NT3 (± 5‰, 4N): biến động ± 5‰ và chu kỳ biến động 4 ngày/lần
- Nghiệm thức 4: NT4 (± 5‰, 6N): biến động ± 5‰ và chu kỳ biến động 6 ngày/lần
Tôm được cho ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn 40% đạm, cho tôm ăn theo nhu cầu.
Kết quả
Kết quả sau 45 ngày ương cho thấy tôm nuôi ở (NT4) chu kỳ biến động độ mặn 6 ngày/lần có chu kỳ lột xác ngắn nhất (4,9 ngày/lần) và phầm trăm tôm tham gia lột xác là cao nhất là 22,1%/ngày. Trái lại, tôm ở nghiệm thức đối chứng không có biến động độ mặn thì chu kỳ lột xác dài nhất (5,3 ngày).
Điều này cho thấy sự biến động độ mặn có tác động đến lột xác cûa tôm, với chu kỳ 6 ngày/lần chu kỳ lột xác của tôm ngắn nhất và phần trăm tôm tham gia lột xác/ngày cao nhất
Sau 45 ngày nuôi, tôm có tăng trưởng về khối lựợng tốt nhất (0,88 g/cá thể) ở NT4 , kế đến là NT3 (0,85 g/cá thể) và tôm nuôi ở lô đối chứng với độ mặn không thay đổi (0,83 g/cá thể).
Tỉ lệ sống ở NT4 cho kết quả tốt nhất (80%) và cao hơn nghiệm thức đối chứng.
Kết quả thí nghiệm này cho thấy tôm ương có độ mặn thay đổi và chu kỳ biến động độ mặn là 6 ngày/lần có chu kỳ lột xác ngắn, tỉ lệ lột xác/ngày cao, dẫn đến tăng trưởng về khối lượng tốt hơn so với tôm nuôi ở độ mặn không thay đổi.
Vậy theo kết quả nghiên cứu, trong thực tế nuôi người dân nên thay nước mới với nồng độ muối không chênh lệch quá 5‰ với chu kỳ thay nước là 6 ngày/lần để kích thích tôm lột xác tốt hơn, còn nếu thời tiết mưa nhiều thì cố gắng duy trì độ mặn giảm không quá 5‰ bằng cách tháo bớt nước ngọt tầng mặt khi có sự phân tầng độ mặn do trời mưa to.
Nguồn: Theo Tạp chí khoa học nông nghiệp Việt Nam