Ảnh hưởng của NH3 và DO đối với tôm nuôi

Wednesday,
19/09/2018
0

NH3 và ôxy hòa tan (DO) là những yếu tố môi trường vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi. Vì vậy, cần có những giải pháp can thiệp hiệu quả để đảm bảo năng suất trong ao nuôi.

                                         Sử dụng quạt nước tăng hàm lượng ôxy trong ao

NH3

Tích lũy amoniac dư thừa rất độc đối với hệ thống nuôi tôm. Khi nồng độ amoniac cao, tôm trở nên khó hô hấp và rất khó để lấy năng lượng từ thức ăn. Do đó, chúng trở nên lờ đờ, yếu hơn và tình trạng này dẫn đến giai đoạn hôn mê và làm cho tỷ lệ chết tăng cao. Khi tôm tiêu thụ thức ăn, nó được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và năng lượng để được sử dụng để tăng trưởng và sống sót. Nguồn amoniac cơ bản trong nuôi tôm là từ thức ăn. Chúng có nguồn gốc từ chất thải của tôm sau khi tiêu thụ thức ănvà từ sự tích tụ các chất dư thừa trong ao. Amoniac không màu, không mùi và không thể nhận biết bằng mắt thường. Vì vậy, kiểm tra chất lượng nước là phương pháp duy nhất để xác định sự hiện diện của amoniac. Người nuôi luôn được khuyến khích sử dụng các giải pháp sục khí tiên tiến để tăng nồng độ DO và giảm amoniac một cách hiệu quả.

 

Ôxy hòa tan

Ôxy hòa tan (DO) là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất tôm. Giảm lượng ôxy hòa tan trong nước dẫn đến cái chết của tôm. Mức DO lý tưởng nhất cho tôm là 5 ppm hoặc cao hơn. Độ sâu của nước đóng một vai trò nổi bật trong việc duy trì nồng độ ôxy chính xác. Khi độ mặn và nhiệt độ giảm xuống, DO cũng đi xuống. Nếu trang trại sử dụng hóa chất quá mức sẽ làm cho các loài tảo, các loài thực vật thủy sinh chết nhanh và dẫn đến giảm ôxy hòa tan. Khi nước bão hòa không khí cũng gây ra tác động tiêu cực đến tôm. Không khí bão hòa xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn của tôm và bong bóng được hình thành để phá vỡ lưu lượng máu. Tình trạng này dẫn đến cái chết của tôm nuôi. Nước không có đủ lượng ôxy hòa tan trong những đêm hoặc những ngày không có ánh sáng mặt trời. Cách tốt nhất để cải thiện ôxy hòa tan là sử dụng các thiết bị sục khí tiên tiến nhất để nuôi tôm.

 

Các bước quan trọng để giảm amoniac và tăng DO

Giảm tỷ lệ cho ăn

Giảm tỷ lệ thức ăn là việc làm khá hợp lý để làm giảm amoniac có sẵn trong một ao tôm hoặc hệ thống. Điều này chỉ đúng ở một mức độ nào đó, phụ thuộc vào việc kiểm soát trong ngắn hạn (ngày) hay dài hạn (tuần hoặc vài tháng). Trong ngắn hạn, việc giảm mạnh tỷ lệ cho ăn ít ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ amoniac.  Trong dài hạn, có thể làm giảm nguy cơ bằng cách điều chỉnh cả tỷ lệ cho ăn và hàm lượng protein. Trong mùa hè, lượng thức ăn cho tôm có thể lên tới 45 - 55 kg/0,4 ha. Việc giảm lượng thức ăn là một lựa chọn hiệu quả để giảm nồng độ NH3 trong ao. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp vĩnh viễn để giảm amoniac và làm tăng nồng độ ôxy hòa tan.

Sử dụng các tác nhân hạn chế

Bón vôi được xem là có thể được sử dụng để giảm lượng amoniac ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả ở các ao có độ kiềm khá thấp. Trong hầu hết các ao nuôi, độ kiềm ở mức vừa phải và trong tình huống như vậy, việc sử dụng vôi bón có thể làm tăng mức độ pH, gây hại cho sức khoẻ của tôm. Bón vôi không giải quyết các nguyên nhân gốc rễ khiến nồng độ amoniac cao, nó chỉ thay đổi sự biến động của amoniac từ độc sang không độc bằng cách điều hòa độ pH cao thường xuất hiện vào buổi chiều.

Bón phốt pho

Phần lớn amoniac được tảo hấp thụ.Vì vậy bất cứ yếu tố nào làm tăng sự phát triển của tảo sẽ làm tăng sự hấp thụ amoniac. Thực tế này là cơ sở cho ý tưởng bón photpho vào ao để tăng tốc độ sinh trưởng của tảo, nhờ đó làm giảm nồng độ amoniac. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường của ao, tảo đã sinh sôi rất dày đặc và tốc độ tăng trưởng của tảo bị hạn chế chủ yếu do điều kiện chiếu sáng, chứ không phải do thiếu chất dinh dưỡng như phốt pho hay nitơ. Vì vậy, biện pháp này không có tác dụng cao.

Tăng độ sâu của ao

Khi ao tôm trở nên sâu hơn, nó chứa nhiều nước hơn và lượng nước lớn sẽpha loãng amoniac để tạo ra một môi trường sống tốt hơn. Trong thực tế, ao sâu cũng không có đủ nước để pha loãng amoniac một cách đáng kể khi so sánh với một lượng lớn amoniac được thải ra liên tục bởi các vật chất sinh học và phi sinh học tương ứng trong ao.  Một trong những nhược điểm của giải pháp này là các ao sâu hơn tạo ra khả năng phân tầng và các tầng dưới (các hypolimnion) có thể tập trung nhiều amoniac và thiếu ôxy hòa tan. Khi lớp nước này trộn với nước bề mặt trong quá trình đối lưu, có thể dẫn đến các vấn đề chất lượng nước.

Sử dụng các giải pháp sục khí chất lượng cao

NH3 là một chất khí hòa tan, vì vậy một số nhà sản xuất tin rằng sục khí là một cách để loại bỏ amoniac, bởi nó tăng cường khuếch tán amoniac từ nước vào không khí. Vì dạng amoniac độc hại là một loại khí hòa tan, nên sử dụng sục khí tiên tiến để nuôi tôm là cách hiệu quả nhất để loại bỏ amoniac. Các giải pháp sục khí cao cấp tăng tốc độ khuếch tán khí amoniac từ nước ao nuôi lên không khí để tạo ra môi trường lý tưởng cho tôm. Cách tốt nhất để giải quyết amoniac cao và oxy hòa tan thấp là hành động trước khi bùng phát các vấn đề trong ao nuôi. Sục khí khuếch tán, hoặc sục khí dưới lên là cách tốt nhất để giảm amoniac qua sục khí. Khi bong bóng tăng lên, chúng khuếch tán amoniac vào bầu khí quyển. Ngoài ra, DO cao hơn ở đáy ao giúp vi khuẩn “tốt” tự phát triển nhanh hơn và tạo ra sự phân hủy tự nhiên của amoniac và các chất thải khác. Người nuôi có thể tạo ra được một chu kỳ hữu cơ và tự dưỡng tốt của việc giảm amoniac và loại bỏ chất thải trong ao.

Ngoài các biện pháp trên thì thay nước, sử dụng nguồn cacbon hữu cơ, bổ sung vi khuẩn và sử dụng vật liệu trao đổi ion cũng mang lại một số kết quả tích cực trong việc giảm nồng độ NH3.

Nguồn: Con tôm

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: