Virút gây bệnh hoại tử biểu mô và cơ quan tạo máu, tên viết tắt tiếng Anh là IHHNV, được biết lây nhiễm trên nhiều loài tôm he như tôm sú (Penaeus monodon) tôm chân trắng (P. vannamei), tôm thẻ xanh (P. stylirostris), v.v…
IHHNV nhiễm trên tôm thẻ xanh thường có tỉ lệ chết rất cao trong khi ở tôm chân trắng IHHNV sẽ gây ra dị hình và chậm lớn. Tuy nhiên, sự lây nhiễm IHHNV trên tôm sú chưa ghi nhận được những thiệt hại đáng kể nào
Tôm chân trắng bị dị hình do nhiễm IHHNV
Tháng 4/2006, trong một bài báo xuất bản trên tạp chí Bệnh học Thủy sản (Disease of Aquatic Organisms), Boonsirm Withyachumnarnkul cùng các cộng sự tại Đại học Mahidol (Thái Lan) đã trình bày kết quả thí nghiệm về tác động của bệnh IHHNV lên sự tăng trưởng và khả năng sinh sản của tôm sú.
Trong bài báo cáo ông trình bày thí nghiệm so sánh giữa tôm thả nuôi âm tính và dương tính IHHNV (các tôm này được kiểm tra hoàn toàn sạch các bệnh Đốm trắng và Đầu vàng). Trọng lượng tôm trung bình sau 4 tháng nuôi của tất cả các ao (dương tính và âm tính IHHNV) là 28±2gr, tỷ lệ sống khoảng 70%. Tôm thu hoạch được chuyển vào khu nuôi tôm bố mẹ, 4 tháng tiếp sau trọng lượng của tôm là 66gr, sau một năm là 92gr. Xử lý thống kê ANOVA cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về trọng lượng và tỷ lệ sống giữa tôm nhiễm và không nhiễm IHHNV. Sau một năm, tôm từ các lô (nhiễm và không nhiễm IHHNV) được đem cho sinh sản, trứng thu được của cả 2 nhóm là >600.000 trứng/lần đẻ và sản lượng nauplii đạt khoảng 300.000 nau/lần đẻ, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm này.
Boonsirm Withyachumnarnkul và các công sự kết luận rằng IHHNV không ảnh hưởng đáng kể đối với đến sự tăng trưởng và khả năng sinh sản của tôm sú.
Trần Bảo Uyên (Lược dịch)