Biofloc - Công nghệ mới cho người nuôi tôm

Tuesday,
13/02/2018
0

Mới đây nhất, dự án nuôi tôm siêu thâm canh hiện đại sử dụng công nghệ Biofloc có mái che đã được thực hiện ở Thượng Hải, Trung Quốc. Dự án này mở ra một cơ hội mới nâng cao năng suất cho ngành tôm nuôi, đồng thời cũng góp phần xử lý chất thải, giảm ô nhiễm nước, tạo nguồn thức ăn và hỗ trợ công tác phòng bệnh ở tôm… Vậy công nghệ Biofloc là gì?

Thành công ở nhiều nước

Ở Việt Nam, tuy chưa phổ biến nhưng công nghệ Biofloc đã được áp dụng trong nuôi tôm. Nhưng tại Indonesia, tính đến năm 2009, đã có 33 trang trại nuôi tôm áp dụng công nghệ Biofloc. Người nuôi áp dụng công nghệ Biofloc kết hợp với giải pháp thu tỉa, thả bù. Diện tích của ao nuôi được thu nhỏ lại, khoảng 2.000 - 2.500m2, lót bạt HDPE hoặc bê tông hóa. Mỗi ao sử dụng 8 - 10 dàn xa quạt nước. Mật độ thả tăng lên đến 250 - 260 con/m2. Thông thường năng suất của các ao nuôi tôm chỉ đạt 24 - 25 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, nếu áp dụng công nghệ Biofloc có thể đạt tới 38 - 49 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, nuôi tôm bằng công nghệ này cho thấy, chi phí sản xuất giảm 15 - 20%, năng suất, kích thước tôm khi thu hoạch đều được cải thiện và nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh thấp do không cần phải thay nước.

http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2015_09/cong-nghe-biofloc_1.jpg

Không chỉ ở Indonesia mà mới đây nhất tại Trung Quốc, một dự án nuôi tôm siêu thâm canh hiện đại có mái che sử dụng công nghệ Biofloc đã được chủ sở hữu của CreveTec bvba, ông Eric De Muylder thực hiện. Dự án này sử dụngcông nghệBiofloc để kết tủa các chất thải trong nước, tương tác sinh học và không thay nước. Trang trại nuôi có mục đích sản xuất tôm chân trắng cỡ lớn (25 - 30gram), năng suất đạt 25 tấn/năm và phục vụ cho thị trường trong nước.

Công nghệ Biofloc là gì?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, chỉ khoảng 25 - 45% lượng protein có trong thức ăn nuôi tôm được chuyển hóa thành sinh khối, phần còn lại tồn tại trong môi trường nuôi dưới dạng thức ăn thừa hoặc các sản phẩm bài tiết của tôm. Gần cuối vụ, khi khối lượng thức ăn thả xuống ao lớn hơn thì chất thải của tôm cũng nhiều hơn. Đây là một trong những nguyên nhân dễ gây dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước. Để đảm bảo chất lượng nước tốt, người nuôi cần phải xử lý triệt để chất thải có trong nước ao. Hiện nay có 2 phương thức đó là xử lý ngay trong ao hoặc bên ngoài ao nuôi.

Xử lý nước ô nhiễm ngay trong ao nuôi có thể tạo điều kiện để các loài tảo bám (periplankton) hoặc vi khuẩn dị dưỡng phát triển. Sử dụng tảo bám không tiện lợi vì cần phải tạo giá thể cho chúng bám và khả năng xử lý chất thải phụ thuộc vào khả năng đảm bảo thời gian, cũng như cường độ chiếu sáng. Hướng sử dụng vi khuẩn tự dưỡng để chúng có thể chuyển cơ chất (các chất thải hữu cơ) trực tiếp thành sinh khối vi khuẩn được xem là giải pháp hiệu quả hơn. Đây cũng chính là cơ sở của công nghệ Biofloc.

Công nghệ Biofloc tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn dị dưỡng phát triển mạnh vì chúng có khả năng đồng hóa các chất thải hữu cơ, chuyển thành sinh khối của vi khuẩn trong thời gian cực ngắn mà không cần ánh sáng như các loại tảo. Nếu được giữ lơ lửng liên tục trong nước, khi đã đạt một mật độ nhất định, các vi khuẩn sẽ kết dính lại với nhau thành những hạt nhỏ (floc) có giá trị dinh dưỡng cao, có thể sử dụng làm thức ăn cho tôm, cá.

Source: Thảo Nguyên (Tổng hợp), theo
thuysanvietnam.com.vn

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: