Tôm biển được nuôi cấy theo truyền thống ở vùng nước ven biển hoặc cửa sông có độ mặn từ 15 đến 40 ppt. Hiện nay, cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nuôi thành công ở nhiều nơi có độ mặn từ trung bình đến thấp (0 đến 10 ppt) như các kênh tưới tiêu, sông ngòi... Nước nuôi tôm có độ mặn khác nhau do đó có thành phần ion khác nhau. Những nguồn nước có độ mặn thấp cần bổ sung khoáng chất để đạt được sản lượng mong muốn.
Tầm quan trọng của khoáng chất với nuôi tôm
Khoáng có vai trò hết sức quan trọng đối với động vật thủy sản vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi. Khoáng chất có nhiều chức năng sinh lý để duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu.
Trong số các khoáng chất chính như: Fe, Cu, Zn, Ca, Mg, P… thì calcium (Ca) và magnesium (Mg) rất quan trọng đối với quá trình lột vỏ và hình thành vỏ mới của tôm.
Yêu cầu khoáng chất đối với tôm thẻ
Ngoài các thông số về chất lượng nước cơ bản, khoáng chất của nước rất quan trọng trong nuôi tôm thẻ (P.vannamei).
Yêu cầu về khoáng chất thực tế rất khó xác định số lượng do sự biến đổi ion của nước trong ao.
Tốc độ và mức độ hấp thụ của khoáng chất là hàm số của nồng độ khoáng chất trong nước. Nhìn chung, hàm lượng khoáng chất trong ao nuôi phải tương đương với nước biển pha loãng cùng độ mặn. Tuy nhiên, đặc tính nước ao của các ao gần nhau là không giống nhau.
Tỷ lệ ion
Tỉ lệ ion tương đối khác nhau giữa nước biển và các nguồn nước khác. Tỷ lệ Na (Sodium) đến K (Potassium) và Mg (Magnesium) đến Ca (Calcium) trong nước ao quan trọng hơn độ mặn của nước.
Tỷ lệ không phù hợp của các khoáng chất này trong nước dẫn đến căng thẳng về thẩm thấu, ảnh hưởng đến sự phát triển và sống sót của tôm.
Ion |
Tỉ lệ phù hợp |
Na: K |
28 : 1 |
Mg: Ca |
3,4 : 1 |
Ca: K |
1 : 1 |
Các tỉ lệ Na: K và Mg: Ca tốt nhất là 28: 1 và 3,4: 1. Cần lưu ý rằng Ca cao cũng rất cần thiết cho tôm nuôi, tỷ lệ Ca: K, khoảng 1: 1 trong nước biển, cũng khá quan trọng trong nuôi tôm. Việc bổ sung K trong nước có tỷ lệ Na:K thấp sẽ cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm.
Bổ sung khoáng chất thông qua nước
Để duy trì nồng độ tối ưu của khoáng chất và sự cân bằng ion có thể bổ sung khoáng chất thông qua nước và bổ sung vào chế độ ăn.
Cách cải thiện khoáng trong nước hiệu quả hơn so với bổ sung vào chế độ ăn
Mặc dù chi phí cho việc tăng cường ion tương đối cao khi diện tích nuôi lớn. Hạn chế của việc bổ sung khoáng bằng đường ăn là các khoáng chất hòa tan sẽ bị hấp thụ vào nước.
Nồng độ ion khoáng trong ao có độ mặn thấp phải được tăng lên để tương ứng với nồng độ của chúng trong nước biển pha loãng cùng độ mặn. Để có được lượng khoáng chất mong muốn ở các độ mặn khác nhau, độ mặn nước (theo ppt) được nhân với các yếu tố cho từng khoáng chất.
Nước biển có độ mặn 35 ppt được coi là tiêu chuẩn.
*Chú thích: Cột 1 là hàm lượng ion khoáng tiêu chuẩn ở nước có độ mặn 35ppt. Cột 2 là cấp số nhân.
Ví dụ: Nước ao nuôi tôm có độ mặn 4ppt để có được hàm lượng ion Ca trong nước đạt chuẩn cần bổ sung thêm 46.4 ppm từ là 4ppt x 11.6 (cấp số nhân ở trong bảng). Phép tính tương tự cho các loại khoáng khác.
Áp dụng các sản phẩm thương mại để bổ sung khoáng chất
Dùng một số sản phẩm thương mại có sẵn trên thị trường để điều chỉnh sự mất cân bằng ion trong nước ao nuôi.
Cần thận trọng khi sử dụng sản phẩm thương mại không đề cập đến thành phần khoáng chất vì nó thiếu tiêu chuẩn và hiệu quả. Liều (g / m3) của một sản phẩm cần thiết để áp dụng cho ao đối với một khoáng chất cụ thể có thể được tính theo công thức sau:
Liều (g / m3) = Nồng độ của khoáng chất mong muốn * Phần trăm khoáng chất trong sản phẩm/100.
Ví dụ, nếu bạn muốn sử dụng Magnesium sulfat có chứa 10% Mg để tăng nồng độ Mg lên 25 mg / L thì:
Liều lượng khoáng cần sử dụng = 25 * 10/ 100 = 250 mg / L.
Sử dụng hiệu quả khoáng chất trong nuôi tôm
Nước có độ mặn cao hoặc thấp nếu có nồng độ khoáng tối ưu và tỉ lệ ion thích hợp thì không cần bổ sung. Tuy nhiên, trong suốt quá trình nuôi, các khoáng chất chủ yếu bị mất đi do sự hấp thụ đất, thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch và rò rỉ, làm thay đổi hàm lượng khoáng. Do đó, cần phải thường xuyên đánh giá hàm lượng khoáng chất trong nước ao để bổ sung khi thiếu hụt.
Để tăng hiệu quả sử dụng khoáng chất trong nuôi tôm, nông dân nên tính toán để biết nồng độ ion ở độ mặn mong muốn và liều lượng sản phẩm được dùng để bổ sung ion. Sử dụng bộ test kiểm tra hàm lượng Mg/Ca hoặc máy đo.
Nên lựa chọn các sản khoáng có đề cập thành phần và hàm lượng và rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nguồn: Thủy sản tép bạc