Bổ sung khoáng chất tăng chất lượng tôm thẻ chân trắng

Monday,
10/09/2018
0

 

 Nếu thiếu khoáng chất, tôm thẻ chân trắng sẽ bị cong thân, đục cơ

Nhu cầu khoáng chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng là rất cao, do loại tôm này có tốc độ tăng trưởng rất cao, và quá trình lột xác lớn lên của tôm diễn ra liên tục. Vì vậy cần bổ sung khoáng chất đầy đủ để có thể đạt chất lượng tôm cao nhất.

Tôm thẻ chân trắng có một số ưu điểm nổi bật như: Có thể nuôi với mật độ khá cao 60 - 150 con/m2 hoặc cao hơn nữa; năng suất, chất lượng tôm tốt, thời gian nuôi ngắn khoảng 3 tháng; nhưng chi phí đầu tư sản xuất cao, nhu cầu oxy của thẻ rất cao vì vậy phải đầu tư thiết bị đảm bảo cung cấp oxy đầy đủ.

Tôm thẻ là đối tượng nuôi mới nên hộ nuôi còn hạn chế về kỹ thuật nuôi, dịch bệnh dễ xảy ra và có thể lây lan trên diện rộng, nuôi theo xu hướng tự phát không theo quy hoạch vùng nuôi,….Do tôm thẻ được nuôi với mật độ khá cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh do tôm lột xác liên tục cho nên nhu cầu khoáng chất rất cao. Nếu trong ao có độ mặn thấp hàm lượng Ca, Mg, P, Na, … trong nước thấp tôm hấp thụ khoáng không đủ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng làm cho tôm chậm lớn, tôm lột khó cứng vỏ, gây ra hiện tượng đục cơ và cong thân thường thấy trong quá trình nuôi tôm thẻ.

Lớp vỏ cutin của tôm được hình thành chủ yếu từ CaCO3, với một lượng ít Mg, P và S. Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước. Nghĩa là nếu khoáng dồi dào trong môi trường nước thì việc bổ sung vào khẩu phần ăn là không có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ một phần được đáp ứng. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn ~4‰ thì việc bổ sung 5-10 mgK+/L và 10-20 mgMg2+/L để bảo đảm tôm tăng trưởng bình thường và tỉ lệ sống cao. Trong nước nuôi tôm, tỉ lệ Na:K phải đạt 28:1, và Mg:Ca là 3,1:1.

Khoáng chất sử dụng cho động vật thủy sản thường có hai dạng: Khoáng nước là hỗn hợp dung dịch các muối phosphate. Khoáng bột thường là hỗn hợp các hợp chất oxit.    

Nước ao nuôi có độ mặn càng cao thì hàm lượng khoáng hòa tan sẵn có càng cao và ngược lại. Nước ngầm hầu như không có sự hiện diện của khoáng chất, thay vào đó là sự hiện diện của kim loại nặng với hàm lượng cao.

Khoáng chất được bổ sung vào ao nuôi là loại khoáng có thể đảm bảo tôm nuôi hấp thu được vì phần lớn các khoáng chất (đa lượng và vi lượng) được tôm nuôi hấp thu rất hạn chế. Các dạng muối khoáng tinh thể, dễ hòa tan trong môi trường nước sẽ giúp tôm dễ hấp thu hơn. Tuy vậy, việc bổ sung khoáng chất cho tôm nên thực hiện bằng cách trộn cho ăn thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều thay vì đánh xuống nước.

Nhu cầu khoáng chất cũng khác nhau với mật độ nuôi khác nhau. Bên dưới là bảng ứng dụngkhoáng chất trong ao nuôi tôm chân trắng với các mật độ nuôi khác nhau và độ mặn khác nhau.

         Bảng ứng dụng đánh khoáng vào ao nuôi có độ mặn dưới 20%

Tốt nhất là nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều hoặc vào ban đêm lúc 10 – 12 giờ, vì tôm nuôi thường lột xác vào ban đêm. Khi tôm lột xác, nhu cầu oxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh vào giai đoạn 02 – 04 giờ sáng.

Hiện tượng tôm thẻ mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác ngoài các yếu tố môi trường nước, còn do thiếu hàm lượng Ca, Mg, P trong nước. Hàm lượng P trong nước rất ít; do đó phải bổ sung định kỳ nhằm hạn chế tình trạng tôm khó lột xác. Khi gặp hiện tượng này, người nuôi cần phải tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng 1 kg/1000 m3, kết hợp trộn khoáng nước 10 ml/1 kg thức ăn (2 lần/ ngày) sẽ khắc phục hiện tượng trên.

Trong quá trình nuôi, tôm thẻ chân trắng khoảng 30 - 65 ngày tuổi là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất, nếu thấy tôm tăng trưởng chậm chứng tỏ hàm lượng Ca, Mg trong nước thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu hấp thụ của tôm, cần phải bổ sung khoáng nước bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 5ml/1 kg thức ăn (2 lần/ ngày).        

Nguồn: Tepbac

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: