Các loại thức ăn nuôi tôm thương phẩm đang trải qua những thay đổi lớn trong thành phần, đặc biệt là về các nguồn protein được sử dụng theo truyền thống. Việc thức ăn nuôi tôm bao gồm bột cá có nguồn gốc từ cá biển như cá cơm đã được giảm mạnh trong những năm gần đây.
Điều này đã dẫn đến nguồn nguyên liệu có sẵn khắp nơi và rẻ hơn, bao gồm cả các chất thải chế biến từ thủy sản và nuôi trồng thủy sản (cá ngừ, cá rô phi, cá mòi, cá hồi, cá tra), các thức ăn nông nghiệp và các loại thức ăn cô đặc (đậu tương, cải dầu, ngô, gạo, đậu) và các phụ phẩm động vật (phụ phẩm gia cầm, lông thủy phân, máu sấy khô, thịt và xương). Thức ăn có chứa các thành phần thay thế này có thể có hiệu quả, nếu con người thực hiện việc bổ sung chính xác các khoáng chất, axit amin tổng hợp và chất kích thích cho ăn.
Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng việc trộn ít bột nhuyễn thể giúp trung hòa các ảnh hưởng của chế độ ăn bột cá đối với tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Suresh và cộng sự. (2011) lập công thức thức ăn không có bột cá với 20% bột gia cầm. Thức ăn có chứa 3% bột nhuyễn thể làm tăng đáng kể sự hấp dẫn, tính ngon miệng và sự tăng trưởng của tôm. Sá và cộng sự (2013) đã nghiên cứu loại thức ăn với chỉ 5,0% bột cá, phát hiện ra rằng sự kết hợp của bột mực và bột nhuyễn thể từ mức 0,5% giúp tôm tăng trọng lượng; với một hiệu ứng lớn hơn ở mức 2%. Sabry-Neto và cộng sự (2016) đã nghiên cứu các chế độ ăn protein thực vật, báo cáo rằng chỉ 1% bột nhuyễn thể có thể tăng lượng thức ăn hấp thụ ở tôm. Ở mức 2%, đã có sự gia tăng tốc độ tăng trưởng, tăng năng suất và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn FCR. Derby và cộng sự (2016) báo cáo rằng bột nhuyễn thể làm tăng vị ngon của thức ăn bằng cách kéo dài thời gian cho ăn và lượng thức ăn tiêu thụ.
Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét liệu lượng bột nhuyễn thể thấp có thể cải thiện sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng và hiệu quả sử dụng thức ăn trong môi trường nuôi có độ mặn cao khi lượng cá bột bị giảm. Bài báo này được phỏng theo bài báo đăng trên Aqua Culture Asia Pacific 13 (6), tháng 11 và tháng 12 năm 2017.
Thiết lập thí nghiệm
Nghiên cứu này được thực hiện tại các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản LABOMAR ở đông bắc Brazil. Tôm sạch bệnh (SPR) trọng lượng 1,13 ± 0,19 gram được thả trong 30 bể ngoài trời với diện tích 1 mét khối với chưa đầy 100 con/m2 và nuôi trong 71 ngày. Tôm được cho ăn bốn loại thức ăn chế tạo trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng thiết bị cho ăn tự động hoạt động từ 4 đến 10 lần trong ngày từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Thức ăn được điều chỉnh hai tuần một lần bằng cách lấy mẫu và cân nặng riêng 5 con tôm mỗi bể nuôi.
Một loại thức ăn có kiểm soát (CTL) đã được thiết lập công thức chứa 15% bột cá với 1% bột mực. Từ CTL, ba loại thức ăn khác đã được chế biến bằng cách giảm bột cá và bổ sung 1%, 3% và 5% bột nhuyễn thể (bột nhuyễn thể Qrill Nam Cực, Aker BioMarine Antarctic AS, Oslo, Na Uy).
Thức ăn đã được thiết lập công thức để được gần như tương tự trong thành phần dinh dưỡng của thức ăn. Protein thô và tổng số lipid đạt các mức trung bình (độ lệch chuẩn) 38,4 ± 0,53 và 9,2 ± 0,16% (chất khô). Chế độ ăn methionine cho thấy sự khác biệt lớn nhất giữa các axit amin thiết yếu được phân tích (EAA) với giá trị trung bình 0,64 ± 0,05%. Tất cả các EAA khác nằm trong mức đề nghị cho tôm nuôi. Với việc giảm mức bột cá, chi phí thức ăn giảm xuống còn 19,3, 12,7 và 7,1% khi so sánh chế độ ăn CTL với các chế độ ăn tương ứng với 1%, 3% và 5% bột nhuyễn thể.
Trong quá trình nuôi tôm, độ mặn của nước tăng dần từ 32 lên 41 g/lít, trung bình 37 ± 1,8 g/lít. PH và nhiệt độ nước đạt tương ứng là 7,6 ± 0,26 (7,0 - 8,3) và 30,5 ± 0,65 (27,7 - 34,1 độ C). Tổng ammonia nitrogen, nitrit và nitrat trung bình 0,38 ± 0,22 (0,20 - 0,71 mg/L), 1,30 ± 1,13 (0,10 - 3,10 mg/L) và 5,78 ± 2,91 (3,00 - 11,00 mg/L).
Khi thu hoạch, tỷ lệ sống cuối cùng của tôm (%), trọng lượng cơ thể (g), tăng trưởng hàng ngày (g), năng suất thu được (gram trên mét vuông), lượng thức ăn được cung cấp cho tôm và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) được tính toán cho từng chế độ ăn. Để xác định sự khác biệt tiềm năng về độ hấp dẫn của thức ăn, tôm thu hoạch được chuyển đến 5 bể chứa trong nhà 0,5 m3 và thả 40 tôm/bể (70 con/m2).
Tôm được cho ăn trong tám ngày với hai lần một ngày. Tổng số thức ăn được phân chia bằng nhau giữa bốn loại thức ăn và được cung cấp đồng thời trong các khay ăn nằm đối diện với nhau trong mỗi bể. Sau 1 giờ, các khay đã được lấy ra, và thức ăn dư thừa được sấy khô trong lò đối lưu. Tính hấp dẫn của thức ăn được tính bằng cách ước lượng tổng lượng thức ăn được tiêu thụ (AFI) dựa trên cơ sở vật chất khô.
Các kết quả và thảo luận
Tỉ lệ sống cuối cùng của tôm đạt mức cao trung bình 96,2 ± 3,04%. Sự sống của tôm không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn (P> 0,05). Tương tự, không có ảnh hưởng gì đến sự tăng trưởng của tôm có liên quan đến loại thức ăn. Tôm tăng trưởng chậm bất kể chế độ ăn, với tỷ lệ hàng ngày là 0,10 ± 0,01 gram.
Tuy nhiên, tôm cho ăn CTL và thức ăn có bột nhuyễn thể 5% đạt được trọng lượng cơ thể cao hơn so với các thức ăn có nguồn gốc từ bột cá khác. Vì dưới điều kiện độ mặn cao, tiêu hao năng lượng của tôm cao do sự điều hòa áp suất thẩm thấu, việc bổ sung bột nhuyễn thể 1% và 3% không đủ để bù đắp cho sự giảm đáng kể mức độ bột cá.
Trong nghiên cứu này, mặc dù sản lượng tôm đạt được tăng lên cùng với lượng bột nhuyễn thể cao hơn, nhưng các giá trị (650 ± 41 gram trên mỗi mét vuông) không khác biệt về mặt thống kê. Tuy nhiên, lượng thức ăn được cung cấp cho mỗi con tôm thả nuôi trong suốt quá trình nuôi cũng thấp hơn đáng kể đối với thức ăn có chứa 3% và 5% bột nhuyễn thể. Điều này đã dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn tăng cho cả hai chế độ ăn. Tôm trong nghiên cứu có khả năng biến đổi protein trong chế độ ăn thành sự tăng trưởng một cách hiệu quả hơn khi khẩu phần ăn có nhuyễn thể ở mức 3% và 5%, mặc dù bột cá đã giảm đi một nửa. Đánh giá mức độ hấp dẫn của thức ăn đã cho thấy rằng trong khi các chế độ ăn với 1% và 3% bột nhuyễn thể tiêu thụ ít hơn so với CTL thì việc bổ sung 5% bột nhuyễn thể đã dẫn đến sự hấp thu thức ăn cao hơn. Do đó, việc tăng cường sự tăng trưởng của tôm và hiệu quả thức ăn có thể được giải thích một phần bởi sự hấp dẫn thức ăn cao hơn.
Quan điểm
Nghiên cứu này cho thấy trong môi trường độ mặn cao, lượng bột cá giảm một nửa (từ 15% xuống còn 7%) và các thành phần tốn kém khác (bột mực, cholesterol, dầu cá) được bù đắp bằng việc bổ sung 5% bột nhuyễn thể. Hiệu quả thức ăn được bắt đầu từ việc bổ sung 3% bột nhuyễn thể trong khẩu phần ngay cả trong các điều kiện độ mặn cao. Một loại thức ăn có chứa 5% bột nhuyễn thể và 7% bột cá có vị ngon hơn thức ăn với 15% bột cá và 1% bột mực. Việc thay thế bột cá bằng bột nhuyễn thể ở các mức được chấp nhận sẽ giúp tiết kiệm 7% chi phí thức ăn trong thức ăn dành cho tôm thẻ chân trắng.
Theo tongcucthuysan.gov.vn