Cà Mau phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao

Friday,
09/02/2018
0

Hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao đang phát triển mạnh ở tỉnh Cà Mau, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi. Để phát triển đạt diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao theo đề án quy hoạch vùng nuôi tôm đến năm 2015, tỉnh Cà Mau khuyến khích và chú trọng mở rộng diện tích nuôi tôm theo mô hình sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2014_05/tomsuqc.jpg

Theo mô hình đó, các ngành chuyên môn hỗ trợ khoa học kỹ thuật thông qua việc tổ chức rộng rãi nhiều lớp tập huấn hướng dẫn nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến như cải tạo ao đầm nuôi tôm, xử lý môi trường nước hạn chế gây ô nhiễm, chăm sóc và phòng bệnh cho tôm, cách bảo quản chất lượng tôm nguyên liệu sau khi thu hoạch. Đồng thời, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu giải quyết ổn định đầu ra đối với tôm nguyên liệu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết nuôi tôm quảng canh cải tiến là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng nên thời gian thu hoạch ngắn, có thể nuôi từ 3 - 4 vụ/năm, chi phí đầu tư thấp và quy trình kỹ thuật nuôi đơn giản hơn so với nuôi tôm sú, năng suất đạt 600 - 650 kg/ha, bình quân thu nhập từ 70 - 120 triệu đồng/ha/vụ nuôi, có hộ nuôi tôm với quy mô lớn có nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

Hộ ông Danh Che, ở xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi đã đầu tư nuôi hơn 2 ha tôm thẻ chân trắng kết hợp nuôi cua biển, nuôi sò. Nhờ mô hình đa con này mà mỗi năm gia đình ông có thu nhập gần 300 triệu đồng. Theo ông Che, nuôi tôm quảng canh cải tiến đòi hỏi phải có kinh nghiệm, nhất là việc chọn lựa con giống thả nuôi phải đảm bảo chất lượng, tuân thủ đúng lịch thời vụ thả tôm và quy trình kỷ thuật nuôi tôm nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Theo đề án quy hoạch vùng nuôi tôm đến năm 2015, tỉnh Cà Mau đang phấn đấu mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt 10.000 ha; phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao đạt diện tích 55.000 ha, góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh./.

TTXVN/VTV Cần Thơ
 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: