Cá tra Việt Nam: Bao giờ doanh nghiệp bắt tay người nuôi?

Thursday,
22/02/2018
0

Để tháo gỡ những bế tắc cho ngành cá tra Việt Nam, người ta kêu gọi sự bắt tay hợp tác giữa doanh nghiệp và người nuôi, tuy nhiên, kết quả lại chưa được bao nhiêu khi chuyện liên kết này dường như vẫn chỉ là hình thức.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2013_11/z300-thuy-san-viet-nam2657.jpg

Theo nhận định của VCCI Cần Thơ, hiện,việc liên kết thông qua hợp đồng mua bán cá tra giữa người nuôi và doanh nghiệp còn nhiều bất ổn. Nông dân có kiểm tra, có ghi hợp đồng rõ ràng về các điều kiện, thời hạn thanh toán…nhưng vẫn bị doanh nghiệp bẻ kèo.Thông thường hợp đồng do doanh nghiệp soạn thảo và ghi ra các điều kiện có lợi hơn cho doanh nghiệp. Đến khi xảy ra sự cố thì doanh nghiệp đưa ra điều kiện này kia, hoặc thuê luật sư…

Theo Luật sư Nguyễn Phương Lam, Trưởng phòng Pháp chế VCCI Cần Thơ: Đa số hợp đồng mua bán cá tra vừa qua, có hợp đồng giá trị mua bán trên 10 tỷ đồng nhưng lập sơ sài, chỉ có 2 tờ giấy ký và nhận giữa hai bên là người mua và người bán. Thời gian doanh nghiệp thanh toán tiền mua cá ghi trong hợp đồng 30 - 45 ngày là quá dài. Theo nghiên cứu trong mấy năm gần đây khi doanh nghiệp mua cá, có trên 80% đơn vị trả tiền cá cho người bán không đúng hẹn. Như vậy, có thể nói doanh nghiệp lợi dụng chiếm dụng vốn của nông dân. Nếu “đến hẹn” mà doanh nghiệp chưa thanh toán thì nông dân kiện ở đâu, ai giải quyết…? Câu hỏi này lâu nay ngành cá tra thường gặp.

Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, cho biết: Ngành thủy sản tỉnh đã phối hợp chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT An Giang theo quy chế điều tiết để hỗ trợ tín dụng cho người nuôi có uy tín, có ký kết hợp đồng với doanh nghiệp. Phía ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp khi mua cá nguyên liệu của nông dân phải thanh toán đúng hạn và thông qua ngân hàng (tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa đồng ý điều kiện này).

Ông Nguyễn Văn Quế, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Tháp cho rằng, Ngân hàng ủng hộ việc liên kết giữa các hộ nuôi và doanh nghiệp có ký kết hợp đồng. Hiện, mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của các tổ chức tín dụng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (trong đó có nông nghiệp - nông thôn) đã giảm tối đa mức 9%/năm nên không còn là vấn đề lớn với người vay. Các ngân hàng thương mại luôn tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận nguồn vốn nhằm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hiện chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ đối với cá tra; tình hình nuôi, chế biến, tiêu thụ không ổn định, thường xuyên bị lỗ nên các ngân hàng thương mại chưa hăng hái tham gia đầu tư vốn. Mặt khác, người nuôi và doanh nghiệp chế biến vay vốn tại 2 ngân hàng khác nhau hoặc một doanh nghiệp vay ở nhiều ngân hàng, không vay tại cácngân hàng thương mại trên địa bàn…, điều này gây khó khăn trong việc quản lý đồng vốn cho vay.

>> Những khó khăn chính mà ngành hàng cá tra đang gặp là do: chất lượng giống kém, hao hụt nhiều và làm cho giá thành sản xuất tăng cao. Hơn nữa, thông tin trong ngành hàng cá tra xuất khẩu chưa rõ ràng; tín dụng cho nghề nuôi cá còn nhiều bất cập…

Thủy sản Việt Nam

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: