Hiện nay người nuôi tôm cả nước vẫn dùng một số cách gây màu cơ bản như sau:
Gây màu nước bằng chất vô cơ
+ Bón phân hóa học cho ao nuôi như phân urê phosphate (N-P-K = 16: 2:0); urê (N2H4CO); N-P-K (46:0:0) hay super
phosphate (N-P-K = 16:16:16). Trong đó, urê phosphate được bà con sử dụng nhiều nhất với lượng bón từ 40 – 50 kg/ha (bón trong 20 – 25 ngày).
+ Cách bón phân: Hòa tan phân với nước theo liều lượng quy định của nhà sản xuất rồi tạt đều quanh ao.
+ Khi gây màu nước thành công, tảo phát triển tốt, độ trong đạt mức từ 30 – 40 cm thì có thể tiến hành thả giống được.
Gây màu nước bằng cám gạo, phân xanh và bột đậu nành
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại phân hữu cơ như phân xanh, bột đậu nành và cám gạo có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các loại tảo có lợi. Bà con tiến hành rải khắp ao với liều lượng 25 – 50 kg/ ha/ngày sẽ kích thích tảo phát triển sau 4
– 5 ngày.
Lưu ý: Không nên sử dụng phân chuồng, phân gà để gây màu nước, vì các loại phân này rất dễ mang theo những mầm bệnh nguy hiểm.
Gây màu nước bằng chế phẩm sinh học
Trên thị trường có các sản phẩm là vi sinh, chế phẩm sinh học để gây màu như EMC, EM gốc kết hợp với cám gạo, mật rỉ đường để ủ lên men rồi gây màu,…
Tùy theo cách nuôi, công nghệ mà có cách gây màu khác nhau: gây hạt floc (công nghệ nuôi theo semi-biofloc). Có nhiều nơi nuôi không gây màu sau đó cho tôm ăn (cám số 0) để ao tự lên màu.
Nguồn: Người nuôi tôm