Sử dụng vôi trong ao nuôi tôm là một giải pháp tối ưu nhất giúp ổn định pH, giảm tảo, giảm độ chua trong đất, hạ phèn, tăng kiềm, hòa tan chất hữu cơ, cắt tảo… Tuy nhiên, cách sử dụng vôi trong nuôi tôm không đúng cách, sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến việc lạm dụng gây những phản ứng xấu ngay trong
Tác dụng của vôi trong nuôi tôm thẻ, tôm sú
Chắc hẳn bà con đã biết, sự biến động của pH sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp khiến tôm sinh trưởng chậm, thậm chí có thể chết. Nếu pH quá cao vào buổi trưa hay quá thấp vào sáng sớm sẽ ảnh hưởng giám tiếp gia tăng hàm lượng khí độc trong ao nuôi. Lúc này, chúng ta cần phải sử dụng vôi để ổn định pH cho ao nuôi. Ngoài ra, tác dụng của vôi trong cải tạo ao cũng rất đáng chú ý:
– Giúp giảm phèn trong ao, khắc phục phèn rửa trôi sau mưa, xỉ phèn đáy ao
– Vôi có khả năng diệt tạp và một số mầm bệnh gây hại cho tối tượng nuôi
– Bổ sung khoáng giúp cho quá trình lột xác của tôm diễn ra thành công, cứng vỏ
– Đáy ao được khoáng hóa khi bón vôi sẽ giúp phân hủy các chất cặn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa dưới đáy ao nuôi.
Có 4 loại vôi thủy sản hay được sử dụng trong nuôi tôm
1. Đá vôi (CaCO3)
Loại vôi này khi tiếp xúc với nước có đặc điểm không sinh nhiệt, không ăn mòn da tay, có pH rơi vào khoảng từ 8.5-10. Đá vôi thường được sửu dụng tăng pH trong ao, thường được sử dụng trong quá trình cải tạp, xử lý ao nuôi, đặc biệt trong giai đoạn nuôi vì CaCO3 có tính an toàn.
Đối với đá vôi thì nên bón trước và sau khi mưa, khi độ PH thấp, khi tảo tàn, bón vôi khi độ cứng và độ kiềm trong ao nuôi không ổn định. Hòa vôi vào nước, tạt đều quanh ao nuôi (có thể trên bờ, mặt nước).
Đá vôi dạng bột được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản
2. Đá vôi đen/Dolomite (CaMg(CO3)2)
Dolomite được sử dụng phổ biến giúp tăng độ kiềm, tăng khoáng chất và là một loại thức ăn cần thiết cho tảo. Loại vôi này có pH trung bình từ 9 – 10, không tảo phản ứng sinh nhiệt khi tiếp xúc với nước, không ăn mòn da tay được sử dụng trong giai đoạn xử lý và quản lý ao nuôi.
Cách sử dụng vôi dolomite trong quá trình nuôi tôm
3. Vôi sống (CaO)
Vôi sống được tạo ra bằng cách nung đá vôi ở nhiệt độ cao nhưng không cho nước vào, được sử dụng chủ yếu trong cải tạo ao, tuyệt đối không sử dụng cho ao đang có tôm vì sẽ ảnh hưởng lớn đến độ pH trong ao.
Vôi canxi CaO – Xử lý ao bằng vôi nước trước khi thả tôm
4. Vôi tôi (Ca(OH)2)
Vôi tôi được nung ở nhiệt độ 800 – 900 độ C, có khả năng làm tăng pH nước hoặc pH trong đất. Độ pH cao tới 12, được sử dụng trong giai đoạn cải tạo, xử lý ao ban đầu. Tương tự như CaO, tuyệt đối không được dùng Ca(OH)2) trong giai đoạn nuôi sẽ làm tăng pH đột ngột trong thời gian ngắn, gây sốc cho tôm nuôi.
Cách sử dụng vôi trong nuôi tôm thẻ, tôm sú
Cách sử dụng vôi trong nuôi tôm tùy vào mục đích và thời điểm của vụ nuôi:
– Cải tạo ao: Sử dụng vôi bột CaCO3 hoặc vôi tôi Ca(OH)2
– Hạ phèn: Sử dụng vôi bột CaCO3 khắc phục hiện tượng rửa trôi phèn sau mưa và xì phèn dưới đáy ao
– Giảm độ đục của nước, hòa tan chất hữu cơ: Sử dụng vôi bột CaCO3
– Phòng bệnh cho tôm: Định kỳ sử dụng vôi bột CaCO3
=> Lưu ý: Liều lượng vôi cần bón cho nước ao được dựa vào độ kiềm hoặc tổng độ cứng, do đó tùy vào mục đích sử dụng mà bà con xác định liều lượng sử dụng thích hợp với thời giản sử dụng khác nhau.
Nguồn: Tổng hợp