Chỉ tiêu nuôi tôm Cà Mau đến năm 2020

Wednesday,
21/02/2018
0

Năm 2017: Tổng diện tích nuôi tôm 278.000 ha, trong đó: Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) 100.000 ha; diện tích tôm công nghiệp 10.500 ha; tôm - lúa 52.000 ha; tôm - rừng 35.000 ha; tôm quảng canh kết hợp khoảng 80.000 ha. Sản lượng tôm nuôi 170.000 tấn, năng suất bình quân 612 kg/ha/năm.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2017_03/chi-tieu-nuoi-tom-ca-mau-2020-02.jpg


Mục tiêu đến năm 2020:

Đạt tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân 8,5%/năm. Diện tích nuôi tôm khoảng 280.000 ha (chuyển thêm diện tích sản xuất các loại cây, con khác kém hiệu quả sang nuôi tôm). Xây dựng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (nuôi siêu thâm canh và thâm canh) với diện tích khoảng 800 ha để tăng nhanh năng suất, sản lượng, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh. Sản lượng tôm nuôi 250.000 tấn (tôm siêu thâm canh, thâm canh 122.000 tấn; tôm QCCT 82.000 tấn; tôm lúa 17.000 tấn; tôm rừng 11.000 tấn; tôm quảng canh 18.000 tấn).

Xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Mục tiêu của việc triển khai thực hiện Đề án nhằm phát triển nghề nuôi tôm của tỉnh theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững.

Định hướng phát triển các loại hình nuôi:

- Đối với nuôi siêu thâm canh, thâm canh: Chú trọng duy trì diện tích nuôi đã có, tiến tới mở rộng dần diện tích nhưng quá trình thực hiện phải đảm bảo hài hòa và bền vững gắn sản xuất với bảo vệ môi trường sinh thái. Muốn triển khai hiệu quả nhiệm vụ này, đòi hỏi tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi, đặc biệt là vùng nuôi siêu thâm canh để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng (năng suất bình quân 30 - 50 tấn/ha/vụ đối với nuôi siêu thâm canh).

- Nuôi tôm QCCT với ưu thế đầu tư vừa phải, rủi ro thấp và cho năng suất khá cao (0,6 - 1 tấn/ha/vụ). Loại hình nuôi này mang tính bền vững. Những năm qua diện tích nuôi tôm QCCT tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân 43,3%/năm. Tỉnh sẽ tiếp tục chuyển đổi mạnh từ quảng canh truyền thống sang nuôi QCCT để tăng năng suất nuôi, kiểm soát chất lượng, môi trường, hạn chế dịch bệnh.

- Mô hình nuôi tôm - lúa mang tính chất đặc trưng của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng, nuôi tôm - lúa nhằm phát huy hiệu quả diện tích trồng lúa đã bị nhiễm mặn và chỉ trồng lúa được một vụ trong mùa mưa, một vụ còn lại nuôi tôm. Phát triển nuôi tôm lúa sẽ góp phần phát triển kinh tế, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và tăng thu nhập cho người dân, năng suất nuôi tôm lúa đạt 500 - 600 kg/ha/năm.

- Nuôi tôm - rừng vừa đảm bảo việc bảo vệ rừng ngập mặn vừa góp phần tăng thu nhập và phát triển kinh tế ở những vùng ven biển còn nhiều khó khăn. Việc phát triển loại hình tôm - rừng nhằm bảo vệ môi trường gắn với nuôi tôm theo hướng bền vững. Tôm - rừng cho sản phẩm sạch, được các thị trường ưa chuộng và đánh giá cao. Phát triển nuôi tôm phải đi đôi với bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, xây dựng các loại chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của thị trường cho 100% diện tích. Năng suất bình quân 300 - 400 kg/ha/năm.

- Nuôi tôm quảng canh, quảng canh kết hợp là loại hình nuôi ít tác động đến môi trường và suất đầu tư thấp nhất. Người nuôi chỉ thả giống (đa phần không cho ăn) và thu hoạch quanh năm (thu tỉa, thả bù), thường nuôi ghép với các đối tượng như cua, cá, nhuyễn thể để tăng hiệu quả sản xuất. Năng suất bình quân 350 - 450 kg/ha/năm. Phấn đấu đến năm 2030, nâng toàn bộ diện tích nuôi này lên QCCT.


Thủy sản Việt Nam

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: