Công tác chuẩn bị trước khi thả giống tôm thẻ chân trắng ngọt hóa.

Thursday,
04/04/2019
0

Để có một vụ nuôi tôm thành công, bên cạnh các yếu tố về chất lượng con giống, kỹ thuật thả giống, kỹ thuật chăm sóc,... thì kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Đây là khâu khởi đầu cho quá trình sinh trưởng và phát triển thuận lợi của tôm con.

1 Làm sạch ao nuôi :

Ðối với ao mới xây, trước hết nên bơm nước vào ao để ngâm ao 2 - 3 lần, sau đó tiến hành tiêu độc; đối với ao đã sử dụng lâu hoặc nguyên là ao cá cải tạo thành ao nuôi tôm thì phải phơi nắng ao nuôi, làm sạch bùn đất và cỏ dại, sau đó mới tiến hành tiêu độc. Cụ thể cách làm như sau : Từ 15 - 20 ngày trước khi thả giống, bơm 20 - 30 cm nước, hai ngày sau rút hết nước trong ao, dùng 100 - 150 kg vôi sống/mẫu, nếu ao có tính axit mạnh thì làm nhiều lần, sau đó bơm nước vào để ngâm ao 2 - 3 ngày, sau khi xả sạch nước lại bơm vào ao 20 - 30 cm nước, dùng 10 - 15 kg bã chè/mẫu rải đều xuống ao. Khi việc tiêu độc được hoàn tất thì bơm nước vào ao.

2 Nuôi sinh vật làm thức ăn cho tôm :

Sau khi đã làm sạch ao nuôi, dùng lưới dày 60 mắt chặn miệng cống, bơm 50 - 60cm nước vào ao, tiếp đó bón phân để cải tạo chất nước. Tỉ lệ phân đạm - phân lân là 2 - 3 : 1, ngoài ra mỗi mẫu cần cung cấp thêm 1,5 - 2 kg nước tiểu, hai ngày sau tiến hành quan sát nồng độ phân trong nước, xem xét tình hình thời tiết, từ đó quyết định xem có thể tiến hành tiếp đợt hai chưa, sau 7 - 10 ngày, độ trong của nước phải là 25 - 30 cm, sắc nước phải có màu nâu hoặc màu xanh, lúc này trong ao nuôi đã hình thành hệ sinh vật làm thức ăn cho tôm rất phong phú, đây chính là thời điểm có thể thả giống xuống ao.

3 Xử lý độ mặn của nước :

Ðối với ao nuôi thuần nước ngọt, trước khi thả giống 1 - 2 ngày nên dùng muối để điều chỉnh độ mặn của nước. Mỗi mẫu thả 100 - 150 kg muối, khiến độ mặn của nước trong ao đạt 300 ppm trở lên, như vậy sẽ làm tăng tỉ lệ sống của tôm nuôi.

Nguồn: Tổng hợp

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: