Ngày nay mô hình nuôi tôm trong ao lót bạt đang khá phổ biến.
Ngoài những lợi ích cơ bản của lót bạt trong ao tôm như cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua tăng chu kỳ hàng năm, tốc độ sục khí và mật độ thả giống bài viết sẽ phân tích cụ thể ưu điểm của ao lót bạt và những yêu cầu chung khi lót bạt ao tôm.
Tôm thường được nuôi ở các khu vực ven biển do có sẵn nguồn nước lợ và nước biển để cấp cho quá trình nuôi. Ngoài ra, đất đai ven biển chủ yếu là đất đầm lầy, cát và đôi khi đất nhiễm phèn nhiễm mặn, những loại đất này không thích hợp cho cây trồng hoặc đồn điền do đó, giá cả tương đối rẻ.
Ao tôm được xây dựng trong đất có chứa pyrit sắt (FeS2 - acid sulfate tiềm tàng) hay còn gọi là đất nhiễm phèn sẽ có pH rất thấp ảnh hưởng cho quá trình nuôi tôm. Đất đầm lầy có bờ kè không ổn định và có nhu cầu ôxy cao. Còn với ao được xây dựng trong đất cát thì khả năng giữ nước không tốt. Những ao tôm ở vùng trũng hay vùng dưới triều sẽ gặp khó khăn về thoát nước và sấy khô ao sau thu hoạch. Đáy ao không khô hoàn toàn, và sau khi nuôi một vài vụ tôm, đáy ao trở nên xấu đi vì tích tụ mầm bệnh và điều này có thể làm tôm bị bệnh.
Có thể hạn chế những nhược điểm trên bằng cách sử dụng bạt nhựa lót đáy ao, mô hình này đang mang lại kết quả cao về hiệu quả và sản lượng tôm nuôi. Vật liệu nhựa đã được sử dụng một thời gian dài trong hồ chứa đập và ao cho mục đích nông nghiệp. Nhưng chỉ trong vài năm mới đây thì công nghệ này mới được biết đến và áp dụng rộng rãi cho nuôi trồng thủy sản.
Vật liệu nhựa thích hợp cho các ao nuôi tôm là HDPE (high density polyethylene), cao su EPDM và PVC (poly vinyl chloride). EDPM thường đắt hơn HDPE với cùng độ dày và diện tích. Tuy nhiên với vật liệu HDPE, bạn phải có thiết bị đặc biệt để hàn các đường nối bởi keo dán sẽ không bền. Và EDPM linh hoạt hơn nhiều so với độ dày tương tự của HDPE, do đó dễ dàng hơn để tháo, phù hợp với đường nét ao và cấu tạo ao, đặc biệt là ở các góc hẹp hay xoay quanh ống và cống rãnh.
Vì các loại vật liệu này đều có các chất chống tia cực tím cho phép chúng tồn tại trong nhiều năm. Màng chống thấm HDPE chứa 97.5% nhựa nguyên sinh, 2.5% còn lại bao gồm cacbon đen, chất ổn định nhiêt, chất kháng tia UV.
Những vật liệu này rất linh hoạt trong việc thi công và vận hành bởi nó dạng cuộn tấm có thể dễ dàng hợp nhất hoặc dán lại với nhau trong quá trình lắp đặt.
Độ dày khuyến nghị cho lớp lót ao tôm ít nhất là 0,75 mm và nhiều nhà cung cấp bạt lót đảm bảo việc sử dụng sản phẩm của họ trong điều kiện bình thường từ 5 đến 10 năm.
Ưu điểm của bạt lót ao tôm so với ao đất
Việc sử dụng bạt nhựa để lót đáy ao nuôi tôm là phương pháp ngăn cản tiếp xúc nước ao với nền đáy đất phèn để tránh pH thấp ở đáy ao và nước giảm vấn đề cho quá trình nuôi tôm, đặc biệt là trong mùa mưa.
Chất lượng nước ao được quản lý dễ dàng hơn vì không có tác động tiêu cực do sự tiếp xúc giữa lượng nước trong ao với đất đáy và bờ ao. Bạt lót ao tôm ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập mặn của các khu vực lân cận, và kiểm soát sự thất thoát nước từ ao nuôi ra ngoài ở những khu vực nuôi cao hơn mực nước.
Lớp lót rút ngắn thời gian làm sạch ao và chuẩn bị ao, chỉ cần 4 đến 8 ngày để hoàn thành quá trình so với 30 đến 45 ngày để làm sạch và sấy khô ao đất bình thường, do đó số lượng mùa vụ mỗi năm có thể được tăng lên để làm cho năng suất ao hàng năm cao hơn.
Ngoài ra, việc lót ao nhựa thuận tiện để tạo hố xi phong cho ao nuôi tôm nhằm giảm thiểu sự tích tụ của chất thải và khí độc sinh ra trong ao ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi. Trong thời gian nuôi, chất rắn lơ lửng và chất thải có thể dễ dàng được loại bỏ bằng dòng chảy trọng lực thông qua cống rãnh (thường ở giữa ao), do đó ít chất hữu cơ tích tụ trong ao.
Lớp lót ao tôm cũng ngăn chặn sự xói mòn của bờ ao do sóng, gió, và dòng nước tạo ra từ quạt nước làm giảm chi phí bảo trì và sửa chữa ao. Ao lót bạt thường có thể được sục khí mạnh hơn, hỗ trợ mật độ thả cao hơn trên một đơn vị diện tích.
Bởi vì đáy ao sạch hơn thì khi vào thời điểm thu hoạch, có ít tôm bị mang bẩn hơn (bùn hữu cơ tích lũy) và tôm sạch hơn sẽ có giá tốt hơn.
Nhược điểm của ao lót bạt
Quan trọng nhất, chi phí đầu tư ban đầu cho các ao nuôi là cao - từ 10.000 đến 100.000 USD hoặc hơn - tùy thuộc vào loại lót và kích thước của ao và các yếu tố khác.
Cần có lao động và thiết bị thủ công đáng kể để vệ sinh và chuẩn bị ao đúng cách trước khi có thể tiến hành chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Nó có thể khó khăn hơn để bắt đầu gây màu nước hoặc tạo hệ sinh vật phù du trong ao lót bạt trước khi thả tôm. Hệ vi sinh vật trong ao lót bạt cũng ít phong phú hơn ao đất do đó năng suất tự nhiên cũng thấp hơn ao đất. G.D.Pruder và cộng sự cũng đã cho thấy càng về cuối thời kỳ nuôi, hàm lượng nitrogen và phosphorus tích lũy trong nước thải ao lót bạt có xu hướng tăng lên và cao hơn ao đáy đất.
Và vì tỷ lệ gia tăng của thực vật phù du sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan với sự suy giảm oxy hòa tan sục khí cơ học hơn có thể được yêu cầu trong các ao lót hơn trong các ao không có lớp lót, đặc biệt là trong nửa sau của thời kỳ nuôi.
Yêu cầu chung khi sử dụng ao lót bạt
Chi phí vốn của các ao lót có thể rất quan trọng, do đó, phân tích tính khả thi toàn diện được khuyến nghị khi xem xét công cụ sản xuất này. Với những người dân muốn giảm thiểu chi phí sản xuất có thể lựa chọn chỉ lót bạt ở vùng giữa của khu vực xi phong chất thải.
Việc lựa chọn ao lót bạt ngoài sự cân nhắc các yếu tố tài chính còn phải lựa chọn đúng loại bạt lót cho từng mô hình nuôi. Cần lựa chọn nhà cung cấp thiết bị bạt lót uy tín và cẩn thận trong thi công để đảm bảo hiệu quả của công trình.
Sau khi lắp đặt ao lót bạt, các chuyên gia cũng khuyên cần phải rửa sạch bạt hoàn toàn trước khi đưa vào sử dụng.
Nguồn: Tepbac