ĐBSCL: Chú trọng phòng chống dịch bệnh tôm

Monday,
12/02/2018
0

Trong 2 tháng đầu năm, thời tiết lạnh kéo dài gây bất lợi cho mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh, còn hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng và quảng canh cải tiến không bị ảnh hưởng nhiều nên người dân đã thả giống sớm ở những khu vực có điều kiện thuận lợi.


Để góp phần hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho nông dân trong vụ tôm năm 2015, ngành Nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL đã tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm ngay từ đầu năm.

Tôm vào vụ mới

Trong vụ tôm chính vụ năm 2015, nông dân nuôi tôm Cà Mau vào vụ nuôi sớm. Theo UBND tỉnh Cà Mau, đến nay toàn tỉnh đã thả nuôi đạt 8.194 ha, tăng 42 ha so với đầu năm; đồng thời thả nuôi 62.964 ha tôm quảng canh cải tiến, tăng 2.764 ha so cuối năm 2014. Do hiệu quả hoạt động nuôi tôm trong năm 2014 khá cao nên vụ tôm này một số hộ dân vùng ngọt hóa đã bơm nước mặn vào để nuôi tôm. Từ đầu năm đến nay, Càu Mau có hơn 120 ha tôm nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh, trong đó có 87 ha tôm bệnh hoại tử gan tụy, 19 ha tôm bị đốm trắng và 39 ha tôm bị thiệt hại do bệnh khác. Đối với tôm nuôi quảng canh cải tiến, đến nay toàn tỉnh có 827 ha, mức độ giảm năng suất từ 10-30%. Để tránh tình trạng lây lan mầm bệnh gây thiệt hại cho các hộ nuôi khác, Cà Mau đã xuất 15 tấn Chlorine để dập dịch.

Tại Sóc Trăng, theo Sở NN&PTNT tỉnh, vụ tôm này cũng có một số hộ thả nuôi sớm nên tính đến hết tháng 2/2015 Sóc Trăng đã có 150 hecta tôm thu hoạch với sản lượng 574 tấn. Trong 2 tháng đầu năm, Bạc Liêu đã thả nuôi 3.086 ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh (đạt hơn 6,8% kế hoạch năm), trong đó tôm sú là 874 hecta, thẻ chân trắng 2.211,4 hecta, chủ yếu tập trung ở thị xã Vĩnh Châu và các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên. Do một số bà con nuôi tôm chưa quan tâm nhiều đến chất lượng tôm giống và xử lý môi trường không triệt để nên đến nay toàn tỉnh đã có 604 hecta tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm 19,6% diện tích đã thả nuôi. Chỉ tính riêng đối với Thị xã Vĩnh Châu đã có 90 ha tôm nuôi bị thiệt gại trong tổng số 824 ha thả nuôi.

Theo ông Phan Hữu Hội, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Tiền Giang, trong 2 tháng đầu năm 2015, thời tiết lạnh kéo dài gây bất lợi cho hoạt động nuôi tôm nước lợ (do dễ phát sinh bệnh bệnh đốm trắng) nên diện tích thả giống hình thức nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh của Tiền Giang chậm hơn so với năm 2014. Đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi hơn 267 ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh, chiếm 15% diện tích nuôi; đồng thời thả nuôi 1.850 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến, chiếm 91% diện tích nuôi. Phần lớn diện tích tôm đã thả nuôi chậm lớn, dịch bệnh xảy ra rải rác. Hiện nay, thời tiết đã ấm trở lại và hầu hết các vùng nuôi tôm còn lại của tỉnh đã hoàn tất khâu cải tạo ao đầm, xử lý nước để thả giống đồng loạt cho vụ nuôi mới trong những ngày tới.

http://www.thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/nuoitrong/z300-con-tom-1121-.jpg

Thả giống đúng lịch thời vụ sẽ hạn chế được dịch bệnh xảy ra - Ảnh: Phan Thanh Cường
 

Những ngày qua, một số nông dân thuộc tỉnh Kiên Giang đã thu hoạch tôm thả nuôi sớm, giá tôm đầu vụ cũng khá cao nên nông dân rất phấn khởi. Theo Sở NN&PTNT Kiên Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh chỉ có 544 ha nuôi tôm công nghiệp, trong khi diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm lúa lên tới gần 71.000 ha; trong đó đã thu hoạch hơn 3.200 tấn tôm thương phẩm, gồm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tại huyện An Biên, vụ nuôi tôm nước lợ 2015, huyện có kế hoạch thả nuôi 9.765 ha tôm quảng canh. Hiện một số nơi nông dân đã bắt đầu có tôm thu hoạch, chủ yếu là ở những khu vực ven biển, có nước mặn sớm nên nông dân tranh thủ thả nuôi trước lịch thời vụ. Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, thời tiết năm nay tương đối ổn định nên đến nay trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra đối với tôm nuôi.

Tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh

Để thực thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm, giúp người nuôi yên tâm sản xuất và mang lại hiệu quả cao, ngành Nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL đã tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền trong mùa vụ thả nuôi, kiểm soát chất lượng giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi, hỗ trợ dập dịch… ngày từ cuối năm 2014 và đàu vụ tôm năm 2015.

Tại hội nghị giao nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng lần thứ 2, Sở NN&PTNT Sóc Trăng yêu cầu các đơn vị chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền lịch thả giống, kết quả quan trắc môi trường, dịch bệnh, cùng các giải pháp kỹ thuật và mô hình nuôi hiệu quả. Xây dựng mô hình thí điểm vùng nuôi an toàn dịch bệnh trong các hợp tác xã, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nuôi tôm. Đặc biệt, kịp thời triển khai các kế hoạch phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh giống và thuốc, thức ăn thủy sản trên địa bàn.

Ông Phan Hữu Hội, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Tiền Giang cho biết, ngay từ cuối năm 2014, ngành Nông nghiệp tỉnh đã ban hành khuyến cáo thời vụ thả giống tôm năm 2015 để người dân chủ động sản xuất nhằm hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm. Bước vào vụ tôm chính năm 2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản và Chi cục Thú y tập trung giám sát chặt chẽ vùng nuôi, tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường, mầm bệnh tại các vùng nuôi tôm tập trung để có khuyến cáo kịp thời cho người nuôi; đồng thời quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, đặc biệt là con giống. Riêng đối với Chi cục Thú y cần chuẩn bị đầy đủ hóa chất dập dịch, tăng cường công tác xác minh thực hiện hỗ trợ phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi... Trung tâm Khuyến nông phổ biến quy trình kỹ thuật nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh…

Để hạn chế tình trạng nuôi tôm ngoài quy hoạch, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh, ảnh hướng xấu đến hiệu quả kinh tế của người nuôi tôm, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nông dân nuôi tôm đúng quy hoạch, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về quản lý quy hoạch.

Tại Bến Tre, ngành Nông nghiệp tỉnh đang tập trung tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nuôi tôm biển theo đúng quy hoạch, tuân thủ lịch thời vụ, xử lý tốt dịch bệnh, nắm vững và thực hiện tốt các quy định của pháp luật… Tăng cường phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp nuôi tôm biển không đúng quy hoạch, xả chất thải, mầm bệnh ra môi trường tự nhiên, tôm giống không kiểm dịch… Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi tôm biển tập trung, đặc biệt là hệ thống kênh cấp, thoát…

Trong chuyến khảo sát tình hình nuôi hình tôm nuôi trên địa bàn Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) vừa qua, ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành liên quan tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lịch thời vụ nuôi tôm, cách phòng tránh dịch bệnh, đồng thời nếu dịch xảy ra phải ưu tiên hỗ trợ cho người nuôi.

Về phía ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, trong vụ tôm năm 2015, ngoài việc cảnh báo đến người nuôi tôm tình hình môi trường, giải pháp ứng phó với từng tình huống cụ thể, ông Trần Đình Luân - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, để vụ tôm năm nay thắng lợi, tỉnh chủ trương quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, thời vụ thả tôm giống. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung sử dụng công nghệ cao, công nghệ nuôi tiết kiệm nước. Đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh từ việc xả thải trong nuôi tôm.



Theo Thủy sản Việt Nam

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: