Dịch bệnh tôm giảm, nhưng chưa an tâm

Friday,
09/02/2018
0

Cuối tuần qua (8/11), tại Cần Thơ, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch 2014. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2013_11/mua-vu-tom.jpg

Đã có tín hiệu vui

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết: Trong 10 tháng đầu năm 2013, kết quả qua kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trầm trọng ở nhiều nơi.

Có 4 nguyên nhân chủ yếu là: Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư thỏa đáng; một số địa phương chưa có kế hoạch cụ thể về phòng chống dịch bệnh; ý thức phòng chống dịch của người nuôi còn hạn chế; chưa huy động được lực lượng cán bộ làm công tác thú y đến tận xã.

Theo số liệu báo cáo chi tiết của Cục Thú y, trong 10 tháng đầu năm 2013 dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm đã xuất hiện tại 192 xã của 57 huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng diện tích nuôi tôm có bệnh là 5.705 ha, gồm 2.423 ha nuôi tôm thẻ và 3.238 ha nuôi tôm sú.

So với 10 tháng đầu năm 2012, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp xảy ra ở nhiều địa phương hơn, nhưng diện tích bị bệnh thấp hơn, ước tính chỉ bằng 1/5 so với cùng kỳ. Tuy nhiên, bệnh đốm trắng trên tôm lại tăng cả diện tích và xã có dịch.

Từ những con số nêu trên Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá: Chúng ta đã xác định được tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, đưa ra được giải pháp phòng chống dịch bệnh. Từ đó đã phục hồi được SX và tìm ra được hướng đi tương đối rõ ràng hơn.

Bên cạnh đó, năm nay tôm được giá, tôm thẻ xuất khẩu vượt tôm sú. Tôm được mùa, được giá đó là một điều hạnh phúc. Thứ trưởng Vũ Văn Tám chia sẻ niềm vui ban đầu với các tỉnh.

Cần quyết liệt hơn nữa

Từ thực tế dịch bệnh trên tôm xảy ra nhiều năm nay ở vùng ĐBSCL, ông Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) lên tiếng: Chất lượng nước nuôi tôm hiện nay rất quan trọng. Phải tiến tới đo chất lượng nước chứ đừng dừng lại ở một số chỉ tiêu cơ bản. Bên cạnh đó, Cục Thú y nên có quy trình quản lý tôm giống chặt chẽ hơn nữa. Con giống nếu xét nghiệm không đạt thì phải tiêu hủy chứ không lại bán từ nơi này qua nơi kia.

Từ đầu năm đến nay tỉnh Cà Mau có diện tích tôm bị thiệt hại chiếm 35%, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ. Lãnh đạo Chi cục Thú y Cà Mau nêu ra những bất cập trong quản lý, kiểm dịch tôm giống của tỉnh. Theo đó, nguyên nhân là hiện nay Chi cục Thú y chưa được giao chức năng quản lý kiểm dịch giống thủy sản mà do Chi cục NTTS kiểm dịch.

Chi cục Thú y chỉ quản lý đầu ra trong khi không kiểm soát được đầu vào chất lượng con giống như thế nào. Thế nhưng mỗi khi dịch bệnh xảy ra lại gọi cho Chi cục Thú y dập dịch. Đây là một khó khăn rất lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi và quản lý kiểm dịch con giống tại Cà Mau.

Nhìn thẳng vào vấn đề từ các địa phương nêu, ông Nguyễn Công Dân, Hội Thú y Việt Nam thừa nhận: Dịch vụ TYTS yếu. Hệ thống TYTS chưa đồng bộ, còn một số chồng chéo về quản lý giữa thú y và thủy sản. Đồng thời, thiếu trang thiết bị trong các phòng thí nghiệm phục vụ chẩn đoán bệnh thủy sản.

Ông Phạm Khánh Ly - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đề nghị: Cần phải xây dựng lại một khung mùa vụ mới. Khung mùa vụ nếu không tính toán lại sẽ dễ xảy ra bệnh chết sớm trên tôm nuôi như hiện nay. Vấn đề này sẽ được bàn thảo kỹ lưỡng hơn vào một hội nghị diễn ra tại Cà Mau cuối tháng 11 này. Cũng theo ông Ly, việc kiểm dịch hiện tại vẫn theo cảm quan nhiều hơn là dùng máy móc.

Từ vấn đề chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản, Cục Thú y cho hay: Hiện nay cả nước có 25 tỉnh có Phòng thử nghiệm nông nghiệp đang hoạt động, nhưng mới có 13 phòng thử nghiệm được công nhận, và số lượng chỉ tiêu bệnh xét nghiệm được vẫn còn hạn chế. Các phòng thử nghiệm thuộc Cục Thú y đã có đủ năng lực chẩn đoán hầu hết các bệnh thủy sản quan trọng, bằng các kỹ thuật hiện đại như ELISA, PCR và giải trình tự gen.

Đặc biệt, Phòng thử nghiệm tham chiếu quốc gia thuộc Cơ quan Thú y vùng 6 đã tham gia mạng lưới các Phòng thử nghiệm của NACA và được đánh giá cao. Các phòng thử nghiệm tại các Chi cục chỉ có khả năng xét nghiệm các loại dịch bệnh thông thường.

Theo Tổng cục Thủy sản, dự báo năm 2014 sẽ có nhiều khó khăn và phức tạp hơn 2013. Tuy nhiên, đã có kế hoạch tăng 5% diện tích nuôi và sản lượng so với năm 2013. Trong đó, không tăng diện tích tôm sú mà tăng tôm thẻ chân trắng lên 20 - 30%.

Để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản, năm 2014, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị các địa phương cần quản lý chặt chẽ việc SX và kinh doanh thủy sản giống, tăng cường quản lý giám sát môi trường vùng nuôi. Đồng thời, tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, xây dựng bản đồ dịch tễ. Thông tin tuyên truyền thường xuyên để nâng cao nhận thức các hộ nuôi và không giấu dịch…



Báo Nông Nghiệp VN
 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: