Dịch bệnh trên tôm, cá tra diễn biến phức tạp

Friday,
09/02/2018
0

Xuất khẩu thủy sản năm nay được dự báo tiếp tục tăng trưởng, lợi nhuận thu được từ hoạt động nuôi thủy sản sẽ khá…, là động lực thúc đẩy nông dân mạnh dạn xuống giống; tuy nhiên đây lại là nguyên nhân khiến dịch bệnh trên thủy sản nuôi (tôm và cá tra) ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2014_03/kiem-tra-tom_9.jpg
Một nông dân huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang đang kiểm tra tôm nuôi

 

Phát biểu tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản” được tổ chức tại TP. Cần Thơ vào hôm nay (27-2), tiến sĩ Bùi Thị Bích Hằng, Khoa thủy sản Đại học Cần Thơ, cho biết, hoạt động nuôi trồng thủy sản trong năm vừa qua gặp rất nhiều khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, dù một số bệnh đã xác định được tác nhân gây ra (chẳng hạn dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS) trên tôm được xác định do vi khuẩn có tên Vibrio parahaemolyticus gây nên- PV).

“Đối với cá tra, năm 2013 toàn vùng ĐBSCL có đến 732 héc ta bị nhiễm bệnh, tập trung vào 3 loại bệnh chủ yếu là gan thận mủ (chiếm 48%), xuất huyết (32%), ký sinh trùng (4%) và phần còn lại là các loại bệnh khác. Còn đối với con tôm, dù diện tích bị nhiễm bệnh có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn còn khá cao, hơn 5.700 héc ta bị thiệt hại", bà Hằng dẫn chứng.

Nguyên nhân khiến dịch bệnh trên thủy sản nuôi, đặc biệt đối với con tôm, diễn biến phức tạp được lý giải do tình hình xuất khẩu tăng trưởng tốt (năm 2013 xuất khẩu tôm tăng khoảng 33% so với cùng kỳ), nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu tăng cao với giá tốt nên nông dân ồ ạt mở rộng diện tích/thả nuôi ngay trong vùng đang xảy ra dịch bệnh, bất chấp khuyến cáo của các nhà chuyên môn.

Theo bà Hằng, trong năm 2014 này, dịch bệnh trên thủy sản nuôi vẫn sẽ diễn biến phức tạp. Đối với con tôm được dự báo sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi dịch đốm trắng, bệnh còi và đặc biệt là hội chứng EMS. “Riêng đối với cá tra, bệnh gan thận mủ, xuất huyết, trắng đuôi và ký sinh trùng…, là những loại bệnh được dự báo tiếp tục bùng phát và gây hại đối với loại thủy sản này trong năm nay”, bà Hằng cho biết.

Theo một số nhà chuyên môn tham dự hội thảo, để kéo giảm tình trạng dịch bệnh trên thủy sản nuôi, ngoài việc tuân thủ quy định lịch thời vụ, mật độ thả giống, vệ sinh xử lý ao nuôi tốt…, thì việc sử dụng thuốc, chất kháng sinh là rất cần thiết. “Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và chất kháng sinh như thế nào để vừa bảo vệ được thủy sản nuôi vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu là một yêu cầu khó khăn, đòi hỏi người nuôi phải hết sức cẩn trọng”, bà Hằng cho biết.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: