Đồng nhiễm AHPND và đốm trắng trên tôm

Saturday,
16/11/2019
0

Tôm mang mầm bệnh đốm trắng khi nhiễm bệnh AHPND sẽ có tỷ lệ tử vong nhanh và cao hơn so với tôm bị nhiễm AHPND đơn thuần.

Hoại tử gan tụy cấp tính và đốm trắng là 2 bệnh nguy hiểm và thường gặp trên tôm, bệnh lây lan nhanh và rất khó kiểm soát, hiện tượng tôm nhiễm bệnh và thời gian bùng phát dịch phụ thuộc và nhiều yếu tố. 

Vibrio parahaemolyticus (AHPND) là nguyên nhân chính dẫn đến hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm. Khi nhiễm bệnh tế bào gan trở nên mẫn cảm và dễ bị tổn thương hơn. Biểu hiện đầu tiên là teo gan, dễ bị tổn thương hơn đường ruột rỗng, dạ dày xuất hiện bóng khí, sau đó tôm bơi chậm chạp tấp mé bờ và rớt đáy. Bệnh gây chết 100% trên tôm thẻ lẫn tôm sú và gây thiệt hại lớn cho người nuôi nếu không có biện pháp phòng ngừa.

Đốm trắng hay White Spot Syndrome Virus (WSSV) cũng là một bệnh nguy hiểm gây chết h trên các vùng nuôi từ nhiều năm qua. Chỉ trong một vài năm xuất hiện, virus hội chứng đốm trắng (WSSV) đã lan rộng khắp thế giới ở khắp Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông … và gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, khi ao nhiễm WSSV tôm vẫn có thể sống sót, không chết đột ngột. Nhưng nếu cùng đồng nhiễm một vài mầm bệnh thì sẽ dẫn đến bùng phát bởi các bệnh cơ hội như Vibrio spp, khiến tôm chết nhanh hơn.

Trong một số nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy, tôm có thể bị đồng nhiễm 2 loại bệnh hoại tử gan tụy do Vibrio parahaemolyticus và virus hội chứng đốm trắng.Khi đồng nhiễm đốm trắng và hoại tử gan tụy sẽ khiến tôm sớm rớt đáy và chết hàng loạt.

Năm 2017 tại Philippin, tỷ lệ tôm chết do đạt lức kỉ lục (lên tới 60%). Qua các xét nghiệm lâm sàn bằng PCR cho kết quả tôm dương tính với 2 loại virus là AHPND và WSSV. Từ đó các nhà khoa học đã rút ra giả thuyết rằng khi tôm mới nhiễm WSSV sẽ không có triệu chứng cụ thể, nhưng nếu không có biện pháp khắc phục thì dịch sẽ dễ bùng phát hơn khi tôm mang cả mầm bệnh AHPND trong cơ thể.

Đầu năm 2019, tiến sĩ Jee Eun Han và các cộng sự tại Hàn Quốc đã tiến hành các nghiên cứu để khảo sát và đánh giá tình trạng bệnh, tỉ lệ chết của tôm và mối tương quan giữa 2 loại mầm bệnh này.

Bố trí thí nghiệm

Mẫu tôm thí nghiệm có trọng lượng (0,5 ± 0,05 gram/con) được lấy từ trang trại nuôi trong khu vực và được chia thành 4 nhóm, tôm được nuôi ở điều kiện môi trường ổn định. Trong 4 mẫu sẽ có 2 mẫu mang mầm bệnh đốm trắng từ 2 nguồn gốc khác nhau, 1 nhóm đồng nhiễm 2 bệnh và 1 nhóm là mẫu đối chứng. Sau 2 mốc thời gian 4 ngày và 10 ngày, bằng cách quan sát và kiểm tra bằng PCR và IHC các mẫu tôm cho ra kết quả khác nhau.

Nhóm 1: Tôm nhiễm virus đốm trắng (WSSV) lây nhiễm do dùng chung nguồn nước.

Nhóm 2: Tôm nhiễm virus hoại tử gan tụy (WSSV) lây nhiễm bằng thức ăn.

Nhóm 3: Tôm đồng nhiễm 2 loại virus WSSV và AHPND.

Nhóm 4: Mẫu tôm đối chứng không nhiễm bệnh.

Trong 4 ngày đầu có một lượng nhỏ tôm rớt đáy ở nhóm 1, ở nhóm 2 tỉ lệ tôm rớt đáy 40%, nhưng ở nhóm 3 chỉ trong 2 ngày tôm có hiện tượng rớt đáy tới 75% ngày so với mẫu đối chứng. Qua các xét nghiệm PCR, lượng vi khuẩn trong tế bào gan của tôm ở nhóm 3 tăng đột biến (mức độ G3-4).


Mẫu tế bào gan tuy ở tôm thí nghiệm

 

(A): Nhóm 4 tế bào tôm hoàn toàn khỏe mạnh.

(B) Nhóm 2 Các tế bào dương tính với đốm trắng (WSSV) lây nhiễm bằng cách cho ăn.

(C) Nhóm 1 Các tế bào dương tính với đốm trắng (WSSV) lây nhiễm bằng dùng chung nguồn nước.

(D) Nhóm 3 Các tế bào dương tính với đốm trắng (WSSV) và hoại tử gan tụy (AHPND).

Sau 10 ngày tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm thì kết quả ở nhóm 2 tương đối khả quan khi các tế bào gan ở những con tôm còn sống có dấu hiệu hồi phục, HP trở nên bình thường. Riêng mẫu tôm ở nhóm 3 bị các tế bào gan bị nhiễm trùng và hoại tử nghiêm trọng (mức độ G4).


Hình mô bệnh học từ tôm

A: nhóm 4 gan tụy phát triển bình thường.

B: Nhóm 2 các tế bào gan tụy trở nên bình thường gần giống với nhóm 4.

C: Nhóm 3 tế bào biểu mô gan tụy có dấu hiệu kết đặc và bong tróc.

Kết quả thí nghiệm

Khi tôm bị bệnh đốm trắng, bệnh sẽ không gây chết đột ngột nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể. Sức đền kháng của tôm giảm dần theo thời gian, đây là cơ hội thuận lợi để bệnh virus hoại tử gan tụy và các bệnh khác tấn công, đẩy dịch bệnh lên cao dẫn đến tôm rớt ao chỉ trong một thời gian ngắn.

Bênh cạnh đó, qua kết quả thí nghiệm, nếu tôm đồng mắc 2 bệnh khả tôm chết nhanh hơn và khả năng phục hồi do hoại tử gan tụy hầu như không có.

Để hạn chế dịch bệnh trên tôm, người nuôi nên quan tâm đến miễn dịch cho tôm, tăng sức đề kháng và quản lý môi trường tốt tránh dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại cho quá trình nuôi.

Theo Jee Eun Han và Ji-Eun Kim

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: