Đồng Tháp: Mở rộng nuôi tôm càng xanh luân canh trên chân ruộng lúa

Friday,
09/02/2018
0

Theo Sở NN và PTNT Đồng Tháp, tính đến ngày 31/7/2013, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 5.737,55 ha (bằng 74% kế hoạch năm), trong đó có 787 ha nuôi tôm càng xanh (bằng 60,5% kế hoạch năm). Sản lượng thủy sản thu hoạch luỹ kế tính đến cuối tháng 7 là 246.498,1 tấn, trong đó có 109 tấn tôm càng xanh.


Do mực nước đầu nguồn sông Tiền đang lên nên các nông hộ đã triển khai các mô hình nuôi cá vào mùa lũ và trồng thực vật thủy sinh như điền điển, sen, ấu. Vùng nuôi tập trung chủ yếu tại các huyện Cao Lãnh, Tam Nông, Hồng Ngự.

Bên cạnh đó, một số mô hình sản xuất nông nghiệp tuy không có trong nội dung của Đề án phát triển thủy sản mùa nước nổi của tỉnh nhưng đã góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn, vùng ngập lũ như mô hình trồng rau màu vượt lũ, nuôi các loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế như: mô hình nuôi ếch thương phẩm với 27,765 triệu con, đạt sản lượng 3.680 tấn, tập trung tại các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Lấp Vò…

Ngoài ra, các mô hình nuôi nhử tự nhiên chủ yếu tập trung tại các khu sinh thái, khu ngập nước tự nhiên như Vườn Quốc gia Tràm Chim, Xẻo Quýt, Gáo Giồng. Các đối tượng nuôi chính là cá tự nhiên như cá sặc, cá rô đồng, cá lóc… Mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trên chân ruộng lúa mang lại hiệu quả cao, đến nay được triển khai và nhân rộng tại 10/12 huyện, thị, tập trung ở các huyện Tam Nông, Lấp Vò, Cao Lãnh…

Nguồn lợi thuỷ sản suy giảm, mô hình nuôi nhử và khai thác thuỷ sản trong các rừng tràm ở các nông trường, khu bảo tồn thiên nhiên là nhũng nội dung chưa được quan tâm đúng mức để phát triển. Bên cạnh đó, một số mô hình sản xuất mùa lũ mới phát sinh chưa được cập nhật trong nội dung Đề án lại có nhu cầu phát triển nhanh nhưng gặp hạn chế về kinh phí, vật tư, con giống, cây giống và các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ.


 

Theo VASEP

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: