EMS: Ảnh hưởng và cách phòng tránh

Friday,
09/02/2018
0

Ngày 10/12/2013, tại Việt Nam, Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã tổ chức 1 buổi hội thảo trực tuyến “Hội chứng tôm chết sớm (EMS): Quản lý dịch bệnh gây tôm chết hàng loạt. Hội thảo có phần trình bày của Chủ tịch GAA, Giáo sư George Chamberlain và trả lời hỏi đáp của Giáo sư Donald Lightner từ Đại học Arizona (Hoa Kỳ) về EMS.


Sau đây là một số nội dung chính của buổi hội thảo:

EMS - hội chứng tôm chết sớm, hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) – là một dịch bệnh phá hủy hệ tiêu hóa của tôm và làm tôm chết sau 30 ngày thả nuôi. EMS lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào năm 2009, bùng phát ở Việt Nam năm 2010, sau đó xuất hiện ở bán đảo Malaysia và phía đông Malaysia (khu vực phía bắc của đảo Borneo) năm 2011. Dịch bệnh này xuất hiện ở Thái Lan năm 2012 và lan sang Mexico năm 2013. Hiện đã có thông tin về dịch EMS bùng phát ở Ấn Độ tuy nhiên thông tin này chưa được chính thức xác nhận.

EMS đã ảnh hưởng như thế nào tới ngành nuôi tôm toàn cầu?

Năm 2013, sản lượng tôm thế giới giảm khoảng 15% so với năm 2011. Nếu ngành dự kiến tăng trưởng 5%/năm, sản lượng thực tế dưới mức kỳ vọng 23%. Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến đạt khoảng 4 triệu tấn/năm. Nếu giảm 25%, có nghĩa là giảm 1 triệu tấn. 1 triệu tấn tương đương với 1 tỷ kilogram. Giả sử 5 USD/kg, ngành nuôi tôm nuôi đã mất khoảng 5 tỷ USD.
http://www.vasep.com.vn/Uploads/image/Phung-Thi-Kim-Thu/image/EMS2.JPG
Một trong những bước tiến đầu tiên trong nghiên cứu về EMS là xác định được những dấu hiệu cơ bản của bệnh. Điều này rất quan trọng vì người nuôi thường coi bất kỳ bệnh nào xuất hiện ngay sau khi thả nuôi đều là EMS. Sau khi các dấu hiệu cơ bản được xác định, giai đoạn cấp tính được cho là giai đoạn sinh ra độc tố, xuất hiện hoạt động khác thường ở gan tụy và làm suy yếu các tế bào biểu mô hình ống. Sau giai đoạn cấp tính là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này vi khuẩn có cơ hội tấn công gan tụy đã bị tổn thương, khiến tôm chết. Bước tiếp theo là xác định xem bệnh có thể lây truyền sang các con tôm khác hay không.

Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu về EMS, có một phát hiện lớn về tác nhân gây bệnh. Một số người cho rằng đó là do 1 loại virut, một số người khác cho rằng đó là một chất độc. Tảo độc, chất tiêu diệt thủy sản có vỏ và những chất độc ở đất đều được cho là những nguyên nhân gây bệnh. Tất cả các tác nhân này đều được chứng minh sẽ khiến tôm chết. Cũng có nhiều nghiên cứu về mức độ lan truyền bệnh EMS bằng cách sử dụng mô tôm đông lạnh nhưng không thành công. Sau đó, vào mùa hè năm 2012, Quỹ Nuôi trồng có trách nhiệm (Responsible Aquaculture Foundation) và Ngân hàng Thế giới đã đề xuất một đoàn công tác đến Việt Nam điều tra về dịch bệnh ở các trại ương giống và các trại nuôi. Đoàn đã rất tích cực trong việc cung cấp nhiều thông tin về diễn biến của bệnh và lấy mẫu tôm bệnh. Sau đó, đã có một bước tiến lớn ở Việt Nam khi Giáo sư Trần Hữu Lộc thực hiện thành công việc truyền bệnh sử dụng mô tươi. Mô tươi được cấy vào tôm khỏe trong vòng 5 ngày và khiến tôm mang các dấu hiệu điển hình của bệnh EMS. Mô này chỉ hoạt động khi mô dạ dày từ tôm bị bệnh EMS được cấy vào tôm khỏe, điều này cho kết luận rằng EMS là 1 bệnh truyền nhiễm do tác nhân vi khuẩn được tìm thấy ở dạ dày tôm bệnh gây ra. Mầm bệnh tấn công dạ dày tôm và sinh ra chất độc phá hủy gan tụy của tôm.
http://www.vasep.com.vn/Uploads/image/Phung-Thi-Kim-Thu/image/EMS1.JPG

Các nghiên cứu sâu hơn từ phòng thí nghiệm của Giáo sư Lightner tại Đại học Arizona cho thấy vi khuẩn gây bệnh được xác định là Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu của ông cũng chứng tỏ dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh trên tôm không chứa chất độc gây bệnh cho người. Điều này có nghĩa là vi khuẩn không ảnh hưởng tới người. Nghiên cứu này cũng mở đường cho các thử nghiệm chẩn đoán dựa trên kỹ thuật sao chép sinh hóa (PCR) để xác định bệnh ở trại ương giống và vật nuôi. Thử nghiệm chẩn đoán dự kiến sẽ được áp dụng cho phòng thí nghiệm tư nhân đầu tháng 1/2014.

Việc nghiên cứu một căn bệnh do vi khuẩn tương tự gây ra cũng rất quan trọng. Ví dụ, vi khuẩn phát quang Vibrio có tên gọi là “Vibrio harveyi” đã phá hủy ngành nuôi tôm ở Philippines vào đầu những năm 1990. Một số bài học liên quan cũng được rút ra từ nghiên cứu này. Ví dụ, ở trại ương giống, người ta phát hiện Vibrio harveyi tấn công trứng tôm. Người ta buộc phải rửa trứng để khi ấu trùng được ương, ấu trùng sẽ có tỉ lệ sống nhiều hơn. Điều này có nghĩa là việc kiểm soát cơ sở ương giống sẽ rất quan trọng trong việc ngăn ngừa EMS phát tán từ giống bố mẹ sang tôm post.

Tiếp tục đề cập đến một số kinh nghiệm thực tế về EMS thông qua thông tin được chia sẻ vào tháng 10/2013 bởi Agrobest, một trại nuôi tôm lớn ở Malaysia do Noriaki Akazawa quản lý. Ông Akazawa đã mô tả Agrobest đã tăng dần sản lượng tôm sú như thế nào tuy nhiên khi nó chuyển sang tôm chân trắng, sản lượng tăng nhanh hơn đạt 11.000 tấn cuối năm 2009. Sau đó, đầu năm 2010, trại nuôi bị thiệt hại bởi EMS, sản lượng bị giảm xuống 1 nửa. Sự bùng phát dịch ở Agrobest có liên quan tới lô tôm post từ một trại ương giống. Một số trại nuôi khác có dịch bệnh cho thấy mật độ tảo xanh quá nhiều, khiến nồng độ pH trong ao cao. Bằng cách kiểm soát chặt chẽ ao nuôi để kiểm soát không cho tảo phát triển quá mạnh, kiểm soát bùn đáy và chất lượng nước, Agrobest đã có thể phục hồi dần dần và tăng sản lượng lên 14 tấn/ha. Tuy nhiên sau đó, giữa năm 2013, trại nuôi này lại bị thiệt hại do dịch EMS bùng phát lần hai và phải tìm ra các giải pháp kiểm soát mới. Các cuộc thử nghiệm ở Agrobest chỉ ra rằng tôm sú không bao giờ bị nhiễm EMS, ngay cả khi chúng được nuôi trong các ao gần với ao nuôi tôm chân trắng bị bệnh. Các trại nuôi chủ yếu nhập tôm post từ tôm giống bố mẹ tự nhiên, rất nhiều trong số đó bị nhiễm Baculovirus và các bệnh khác. Trại nuôi gặp khó khăn trong việc mua đủ tôm sú post sạch bệnh để đáp ứng chỉ tiêu sản lượng. Một nguồn tôm sú post tin cậy sạch bệnh là rất cần thiết đối với trại nuôi.

CP Group đã có nhiều thử nghiệm về EMS và doanh nghiệp này đã thành lập một trung tâm để thử nghiệm nhiều cách chữa trị khác nhau cho tôm nhiễm bệnh. Phòng thí nghiệm của Giáo sư Lightner cũng có một trung tâm tương tự. Hoạt động của CP và Giáo sư Lightner đang đóng góp những thông tin hữu ích về khả năng chữa bệnh EMS. Một trong những điều mà họ rút ra được là mầm bệnh Vibrio parahaemolyticus phát triển rất nhanh. Trên thực tế, nó có thể nhanh chóng cạnh tranh với các vi khuẩn khác. Khi ao nuôi được tẩy trùng bằng clo trước khi thả nuôi để diệt khuẩn, V. parahaemolyticus có thể phục hồi nhanh hơn nhiều các vi khuẩn cạnh tranh, do vậy bệnh này có thể phát triển mạnh hơn sau khi khử trùng bằng clo. Nếu không sử dụng kịp thời vi khuẩn có lợi để khôi phục tính đa dạng của cộng đồng vi khuẩn, nó có xu hướng xâm lấn tới bề mặt. Vi khuẩn này được tìm thấy ở đáy ao và sản xuất ra chất độc cực mạnh nhưng vi khuẩn này không sinh ra độc tố cho tới khi chúng đạt được một mật độ nhất định. Chúng không sinh ra độc tố cho tới khi chúng có sức phá hủy đủ mạnh. Do vậy EMS được coi là “Tác nhân gây chết tôm hoàn hảo”.

Yếu tố thuận lợi và không thuận lợi cho EMS phát triển

Tập đoàn CP phát hiện ra một số điểm thuận lợi và không thuận lợi cho EMS. Ví dụ, EMS không ưa độ mặn thấp. Với độ mặn dưới 5/1000, EMS không phải là một vấn đề, do đó các trại nuôi may mắn nằm gần nguồn nước ngọt dường như không gặp vấn đề với bệnh EMS. Với độ mặn trên 5/1000, EMS sẽ nhanh chóng trở thành một vấn đề, nếu độ mặn tăng lên 10/1000 EMS sẽ có tác động mạnh nhất. Nhiệt độ cũng là một yếu tố tác động đến EMS. EMS ưa thời tiết nóng và môi trường nước ấm và phát triển nhanh hơn rất nhiều khi gặp những điều kiện này. Cũng tương tự như thế với độ pH, mức độ pH cao khiến tảo xanh phát triển dày đặc và EMS rất ưa môi trường nhiều tảo. EMS cũng ưa các loại phân bón sử dụng trong ao nuôi như urea, nitrogen, carbon và phosphorous, những loại này được sử dụng để khích thích sự phát triển của sinh vật nổi trong ao. Chất dinh dưỡng cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của các khuẩn gây bệnh EMS. EMS ưa nguồn nước chảy ra – vào nơi tập trung nước của các ao nuôi hơn nước ngầm hoặc nước dẫn từ ngoài biển vào. EMS sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở những khu vực có các trại nuôi sử dụng cùng một khu vực mặt nước, đặc biệt là nhiều trại nuôi lấy nước và xả nước thải trên cùng một nhánh sông.

Tập đoàn CP cũng phát hiện ra rằng tôm nuôi trong lồng đặt cách xa đáy ao có ít nguy cơ bị nhiễm EMS hơn. Khuẩn gây bệnh EMS ưa phát triển ở môi trường đáy ao. Nếu tôm được giữ cách xa đáy ao, chúng sẽ ít có nguy cơ phơi nhiễm bệnh hơn. Ngoài ra cũng có một số thực thể thường là nơi tập trung khuẩn gây bệnh. Ví dụ như bryozoan, một loại động vật thủy sinh sống trong các hốc đá nhỏ dưới đáy ao, chuyên lọc nước để lấy thức ăn và có xu hướng tập trung vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Tôm có thể bị nhiễm khuẩn này khi ăn bryozoan.

Tại Thái Lan, tập đoàn CP phát hiện ra EMS phổ biến nhất không phải tại vùng duyên hải nơi nước nuôi tôm thường được dẫn trực tiếp từ biển vào, hay khu vực sâu trong đất liền nơi có độ mặn thấp hơn. Khu vực bị EMS tấn công mạnh nhiều nhất là vùng đất nằm giữa hai vùng trên, nơi có nguồn nước lợ và nhiều trại nuôi bơm dẫn nước vào và xả thải trong cùng một nguồn nước. Đây là khu vực khuẩn EMS tập trung nhiều nhất và gây bùng phát nhiều đợt dịch.

Về vấn đề quản lý dịch bệnh, CP đã xem xét lại các chiến lược quản lý độ mặn và an toàn vệ sinh vì bệnh do vi khuẩn chứ không phải virut gây ra. Với những bệnh do virut gây ra, chúng ta kiểm soát vật chủ - và vi khuẩn – do vi khuẩn không phát triển bên ngoài vật chủ. Ví dụ với virut gây bệnh đốm trắng, nếu chúng ta tránh không cho giáp xác mang khuẩn vào ao nuôi thì chỉ trong một số ngày các virut tự do sẽ không phát triển được. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh EMS lại là trường hợp khác hẳn, khuẩn này sống trong môi trường nước, bên ngoài vật chủ.

Cách nào để phòng tránh EMS?

Hãy xem lại một số các biện pháp có hiệu quả.

1. Nuôi tôm cỡ lớn hơn dường như ít bị nhiễm dịch hơn. Điều đó không có nghĩa là chúng được miễn dịch, mà là do cách thức cho tôm ăn ở những giai đoạn đầu phát triển khác với cách cho tôm trưởng thành hơn ăn. Tôm trưởng thành hơn ít bị phơi nhiễm bệnh EMS hơn vì chúng ăn thức ăn theo cách khác. Do đó, một trong những kỹ thuật là sử dụng công nghệ nuôi trong hệ thống nước chảy hoặc nuôi ương trước khi thả tôm vào nuôi trong ao.

2. Chuyển sang nuôi loài khác. Tôm sú dường như ít bị nhiễm EMS hơn tôm chân trắng. Điều đó không có nghĩa là chúng được miễn dịch. Các thí nghiệm cho thấy tôm chân trắng vannameivà tôm sú monodon đều chết khi ăn thức ăn có EMS, nhưng khi nuôi trong ao, tôm sú ít bị ảnh hưởng hơn. Lại một lần nữa điều này có thể cũng liên quan đến phương pháp cho tôm ăn. Điều này có thể dẫn đến sự phục hồi của tôm sú.

3. Nuôi ghép cá rô phi với tôm, giống như phương pháp nuôi ghép hai loài này đế tránh virut gây bệnh đốm trắng.

4. Việc sử dụng công nghệ sinh học biofloc để đa dạng hóa quần thể sinh vật trong các ao nuôi tôm cũng được quan tâm rất nhiều. Tuy chưa có các nghiên cứu giám sát về phương pháp này, nhưng trong khuôn khổ nhóm công tác của Ngân hàng Thế giới/Quỹ Nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, chúng ta đã được nghe rất nhiều ví dụ về việc biofloc giúp tôm ít bị nhiễm EMS hơn. Điều này khá hợp lý bởi việc xuất hiện nhiều loài cạnh tranh với nhau trong ao nuôi sử dụng biofloc có thể thay thế khuẩn gây bệnh EMS.

Theo báo cáo từ Trung Quốc, các ao nuôi tôm thâm canh cỡ nhỏ có ít bùn và độ mặn giảm xuống còn 4/1000 đã thả nuôi tôm thành công với mật độ 450 con tôm post/m2. Tôm cho năng suất cao thậm chí cả khi có xuất hiện bệnh EMS. Ngoài ra, hệ thống lọc tuần hoàn cũng được sử dụng để tránh EMS.

5. Nuôi tôm đã kháng được bệnh EMS. Kỹ thuật này đã được sử dụng thành công trong nuôi tôm kháng lại bệnh Taura, IMNV và đốm trắng. Có khả năng trong tôm tồn tại gen kháng EMS nên biện pháp nuôi tôm đã kháng được EMS có thể mang lại hiệu quả.

Phần Hỏi & Đáp

Tiến sĩ Lightner đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến EMS:

Câu hỏi: Độc tố đang gây chết tôm là gì?

Tiến sĩ Lightner: Phòng thí nghiệm của tôi đang tiến hành nghiên cứu về vấn đề này. Hiện tại chúng tôi chưa thực sự xác định được độc tố đó là gì và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Cho đến giờ, chúng tôi mới chỉ đoán rằng đó là một loại protein.

Câu hỏi: Liệu Ấn Độ có bị EMS?

Tiến sĩ Lightner: Phòng thí nghiệm của tôi đang làm việc với các cơ quan ở Ấn Độ và cố gắng để khẳng định liệu nước này có bị bệnh EMS. Không may là hầu hết các mẫu tôm chúng tôi nhận được cho đến nay đều bị nhiễm virus gây bệnh đốm trắng nên chúng tôi không thể khẳng định Ấn Độ có bị EMS không.

Câu hỏi: Có một số thông tin cho rằng thực khuẩn hoặc plasmid (ADN dạng mạch kép) ảnh hưởng đến độc tố của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Vậy riêng dòng Vibrio có đủ để gây bệnh EMS, hay phải có cả sự tham gia của một vi khuẩn khác nữa, ví dụ như thực khuẩn?

Tiến sĩ Lightner: Chúng tôi đã rất vui mừng khi phát hiện một thực khuẩn kết hợp với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Chúng tôi nghĩ rằng thực khuẩn này có thể liên quan đến độc tính của virut này và EMS, tuy nhiên, thực tế không phải vậy, do đó một số thông báo được phòng thí nghiệm công bố lúc đầu là không chính xác.

Chúng tôi cũng đang tiến hành nghiên cứu với những vật liệu được gọi là "contigs" bởi chúng tôi không biết nếu plasmid hoặc các loại vật liệu truyền nhiễm khác có khả năng gây EMS hay không. Các xét nghiệm PCR đối với EMS được dựa trên vật liệu được chúng tôi đặt tên là “contig-89”, và chúng tôi cho rằng phiên bản thương mại của thử nghiệm đó sẽ sẵn sàng để sử dụng vào đầu tháng 1 năm 2014. Chúng tôi đã phát hiện EMS trong trại giống tôm post từ một số quốc gia, nhưng EMS dường như không gây bệnh tại các trại giống

Câu hỏi: Một chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có gây bệnh EMS không, hay phải nhiều chủng mới gây bệnh?

Tiến sĩ Lightner: Chúng tôi đang tìm kiếm những sự khác biệt dù rất nhỏ giữa các chủng Vibrio parahaemolyticus đang gây bệnh EMS. Những sự khác biệt này vô cùng nhỏ. Chúng đều là khuẩn Vibrio parahaemolyticus nhưng lại có chút khác nhau khi phản ứng trong thí nghiệm PCR khi chúng tôi dùng các vật liệu khác nhau thí nghiệm đối với các phần khác nhau của gen extrachromosomal (plasmid chứa ADN nằm ngoài nhiễm sắc thể). Chỉ có một chủng gây nên dịch bệnh toàn cầu này, nhưng các chủng chỉ khác nhau rất ít.

Thông tin khác từ Phần Hỏi & Đáp

• Có thể không phải khuẩn Vibrio parahaemolyticus được truyền trong thức ăn nuôi tôm thương phẩm, bởi thức ăn đã qua xử lý nhiệt và không có khả năng mang mầm bệnh.

• Thí nghiệm nhiều lần cho thấy mô đông lạnh không thể truyền bệnh cho tôm trong tình trạng khỏe mạnh, thí nghiệm thậm chí còn cho kết quả rõ hơn với hàu đã nhiễm khuẩn Vibrio parahaemolyticusV. vulnificus. Hàu được cấp đông và giữ trong kho lạnh trong 3 tuần làm giảm vi khuẩn tới mức không còn xuất hiện. Tôm NK đông lạnh được vận chuyển trong 3 tuần có thể an toàn.

• Những lý do chính khiến Indonesia không có dịch EMS là nhờ hạn chế việc NK các sản phẩm tôm sống. Việc vận chuyển động vật sống từ nước này sang nước khác có thể là lý do EMS lây lan sang năm hoặc sáu quốc gia như hiện nay.


Theo shrimpnews
 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: