EMS tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung tôm

Friday,
09/02/2018
0

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) tiếp tục là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với người sản xuất tôm ở nhiều nước, thậm chí trên cả vấn đề chi phí sản xuất và thức ăn.

http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2013_10/tom-ems-toan-cau.jpg
Dịch bệnh tôm làm cho giá tôm tăng kỷ lục.

 

Tại Hội nghị thường niên của Liên minh Nuôi trồng thủy sản (GAA) diễn ra tại Paris hồi đầu tháng 10, các nhà phân tích đã thảo luận tình hình khiến giá tôm tăng, nguồn cung khan hiếm và gây ra mối lo ngại trên toàn thế giới. Hiện nay, chưa có giải pháp tạm thời nào có thể giải quyết dịch bệnh một cách nhanh chóng mặc dù đã xác định được nguyên nhân của dịch bệnh.

Giá tôm chân trắng trong tháng 10 tiếp tục tăng và lập nhiều kỷ lục mới. Sản lượng và nguồn cung từ các nước châu Á và Mêhicô sụt giảm do EMS khiến nhu cầu tôm Ấn Độ và Mỹ Latinh tăng. Mỹ nhập khẩu nhiều tôm hơn từ Êcuađo.

Mêhicô, Trung Mỹ và châu Á vốn là những nước xuất khẩu tôm thì nay đang tìm mua tôm ở Mỹ Latinh và Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu nội địa và hoàn thành các đơn hàng với khách. Tại châu Âu, giá tôm cao hạn chế sức mua của người tiêu dùng và nhập khẩu tiếp tục giảm, nhất là tại Tây Ban Nha.

Thiếu hụt tôm chân tắng cũng ảnh hưởng đến giá các sản phẩm tôm khác. Nhu cầu đối với tôm lớn của châu Á đẩy giá tất cả các loại tôm tăng kể cả tôm chì Achentina, loài này được xem là sản phẩm thay thế tôm chân trắng. Ngoài ra, người ta lo ngại nguồn cung tôm thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến bán hàng cuối năm, vì thế nhiều khách hàng đã đẩy nhanh việc thu mua để đảm bảo nguồn cung trong thời kỳ tiêu thụ cao điểm. Ngoài ra, người ta cũng lo ngại việc Liên minh châu Âu sẽ tăng thuế nhập khẩu từ 4,2% lên 12% vào tháng 1/2014 tới.

Vietfish/Thefishsite
 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: