Gia tăng chất lượng thành thục và sinh sản thông qua quản lý tôm bố mẹ

Thursday,
22/02/2018
0

Quản lý là yếu tố then chốt trong nuôi thành thục và sinh sản tôm bố mẹ chân trắng - Bài viết bàn về các yếu tố thuộc về sinh học, dinh dưỡng và các yếu tố stress liên quan đến chất lượng thành thục và sinh sản tôm.


1. Cần tách biệt khu nuôi tôm bố mẹ với các khu khác của trại giống để tránh tối đa việc lây nhiễm bệnh cũng như giảm thiểu các yếu tố stress (làm sốc tôm).

2. Trong cùng nhà nuôi tôm bố mẹ cũng cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh, đặc biệt cách ly hoàn toàn khu vực tôm bố mẹ mới bắt về chờ xét nghiệm PCR cho các mầm bệnh.

3. Nguồn nước phải được chuẩn bị đầy đủ và đạt các yêu cầu chất lượng trước khi chuyển tôm bố mẹ về.

4. Khử trùng bằng Iodine (khử trùng bên ngoài bao tôm bố mẹ bằng Iodine 200 ppm trong 1 phút hoặc Sanorcare PUR 1% trong vòng 5 phút). Cho bao tôm vào bể nhỏ (có cùng nguồn nước nuôi tôm bố mẹ) chờ 30 phút, sau đó mở bọc đưa sục khí vào bọc và cho nước từ từ vào bọc khoảng 30 phút nữa để giảm sốc tối đa cho tôm.

5. Sau khi cho nước vào bọc tôm bố mẹ thì dùng vợt nhẹ nhàng bắt tôm bố mẹ ra cho tắm qua dung dịch Povidone-Iodine 100 ppm để tắm tôm trong vòng 3 đến 60 giây rồi chuyển tôm bố mẹ vào bể nuôi.

6. Cho tôm ăn ngay nguồn thức ăn tươi chất lượng cao đã được khử trùng (rửa qua nước ngọt, sục Ozone,…).

7. Bể nuôi tôm bố mẹ thường phải giữ ổn định 28oC và không nên để nhiệt độ lệch quá cao trong ngày, tốt nhất độ lệc < 0,2 ngày đêm. Thông thường tôm đực nên nuôi ở nhiệt độ 27oC, tôm cái nuôi ở nhiệt độ 29oC, tuy nhiên việc duy trì nhiệt độ cho tôm đực và tôm cái riêng biệt sẽ tốn kém nên có thể giữ nhiệt độ chung 1 phòng là 28oC cho cả tôm đực và tôm cái.

8. Mức nước bể nuôi tôm đực hay tôm cái vào khoảng 50-70 cm, mật độ nuôi nên 2-3 con/m2, tối đa 5 con/m2. Ánh sáng trong phòng nuôi tôm bố mẹ nên để rất thấp, tuyệt đối không cho ánh sáng trực tiếp vào nhà nuôi tôm bố mẹ.

9. Tôm đực nên có tuổi già hơn tôm cái 2 tháng tuổi (trọng lượng tôm đực tối thiểu 45g, tôm cái tối thiểu 50g).

10. Lượng thức ăn hàng ngày nên ở từ mức 15 đến 27% trọng lượng thân tôm bố mẹ, trong đó trùn biển (6-10%), mực (3-6%), nhuyễn thễ (3-6%), thức ăn viên bán ẩm Breed-S Fresh của tập đoàn INVE Aquaculture (3-5%) là nguồn thức ăn giàu a xít béo không no cao (HUFAs, PUFAs), Vitamin C, E, A, Astaxanthin, ngoài ra cần trộn thêm các chất tăng cường dinh dưỡng và miễn dịch cho tôm (Sanoguard Top S, Sanolife Pro-2 của tập đoàn INVE Aquaculture 1-2%) và Calci Phos (1%) được trộn vào thức ăn bán ẩm INVE rồi cho tôm ăn. Chú ý thức ăn viên bán ẩm sau khi trộn thêm các chất thì cho ăn vào sáng sớm.

11. Việc thay nước cho bể tôm có thể tiến hành thay 100%/ngày, tuy nhiên tốt hơn nên dùng hệ thống nước chảy (tháo nước đáy và cấp nước mới) cấp nước vào và tháo nước đáy ra ở một dòng chảy ra vào cố định, đảm bảo 200-300%/ngày đêm. Nếu không thay nước thì phải có hệ thống xử lý nước tốt bao gồm lọc cơ học, tách đạm và lọc sinh học cũng như khử trùng nước.

12. Độ mặn nuôi tôm bố mẹ nếu được tốt nhất là 34 đến 36 ppt, tối thiểu phải đạt 28 ppt. pH nước nên ở mức 8,2 đến 8,3, độ Kiềm từ 150 đến 170 ppm thông qua việc sử dụng các sản phẩm vôi (CaO, CaOH, và MgO) cùng với Soda lạnh (NaHCO3). Nguồn nước trước khi cấp vào bể tôm cũng cần dùng EDTA 10 ppm để lắng kim loại nặng.

13. Vi sinh probiotics (Sanolife Pro W ở liều 0,2-0,3 ppm) nên đưa vào bể nuôi hàng ngày sau mỗi lần thay nước hoặc định mốc thời gian cho hệ thống nước chảy.

14. Các nguồn khoáng (K, Mg) và vitamin cũng nên cho thẳng vào bể nuôi để gia tăng hấp thu vitamin qua mang và giúp tôm giảm stress khi lột xác.


Ngoài các yếu tố trên, việc giảm thiểu tối đa các yếu tô gây sốc tôm là cực kỳ quan trọng trong việc nuôi thành thục và sinh sản tôm bố mẹ.


Theo contom.com.vn

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: