Giá tôm tăng không phải do thuế chống bán phá giá giảm

Thursday,
22/02/2018
0

Khi thuế chống bán phá giá tăng, lập tức kéo giá tôm nguyên liệu thị trường nội địa đi xuống, tuy nhiên, khi mức thuế này giảm, nó lại không có tác dụng giúp kéo giá tôm phục hồi.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2015_03/tom-nguyen-lieu_9.jpg


Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 3-3 vừa qua đã công bố kết quả sơ bộ đợt rà soát hành chính lần thứ 9 (POR 9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, giai đoạn từ 1-2-2013 đến 31-1-2014.

Theo kết quả sơ bộ của kỳ POR 9, mức thuế lần này cho các bị đơn tự nguyện là 0,93%, giảm rất mạnh so với mức 6,37% của kỳ xem xét lần trước đó, kỳ POR 8.

Dù mức thuế sơ bộ của kỳ POR 9 giảm, nhưng theo giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (không muốn nêu tên), nó không có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành giá tôm nguyên liệu thị trường nội địa vào thời điểm hiện nay.

Trong khi đó, ông Võ Hồng Ngoãn, một người chuyên nuôi tôm ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, Bạc Liêu, cho biết hiện tôm sú loại 20 con/kg có giá khoảng 300.000-310.000 đồng/kg đối với trường hợp bán cho thương lái mua tôm sống, tiêu thụ nội địa và 270.000-280.000 đồng/kg đối với trường hợp bán cho doanh nghiệp mua tôm ướp đá để chế biến xuất khẩu. Mức giá này tăng 20.000-30.000 đồng/kg so với mức giá cách nay khoảng nửa tháng.

Đối với tôm thẻ chân trắng, hiện có giá dao động khoảng 90.000-120.000 đồng/kg (tùy loại), tăng bình quân khoảng 5.000-10.000 đồng/kg so với thời điểm cách nay nửa tháng.

Theo ông Ngoãn, tôm nguyên liệu tăng giá do nhu cầu tăng, trong khi hiện đang là vụ nghịch, nguồn cung giảm mạnh, “nên thuế chống bán phá giá giảm không phải nguyên nhân đẩy giá tôm tăng”, ông nói.

Còn theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nếu kết quả sơ bộ của kỳ POR 9 được giữ nguyên trong đợt công bố kết quả cuối cùng (dự kiến được công bố vào đầu tháng 6-2015- PV), thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào Mỹ.

Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến thủy sản Cà Mau (CASEP), cho biết trong kỳ POR 8 (từ 1-2-2012 đến 31-1-2013), ngành tôm của địa phương này đã bị thiệt hại khoảng 12,3 triệu đô la Mỹ do DOC áp thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 1 tỉ đô la Mỹ, theo VASEP.

TBKTSG Online

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: