Mặc dù đã đạt được một số đột phá trong nghiên cứu dịch bệnh EMS vào đầu năm nay, nhưng bản chất dịch bệnh này vẫn là một bài toán khó.
Tác nhân gây bệnh EMS đã được xác định là một loài vi khuẩn lây truyền qua đường ăn, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp.
Robins McIntosh, Phó Chủ tịch cấp cao của Tập đoàn thực phẩm Charoen Pokphand (CP Foods), đã phát biểu trong Hội nghị GOAL 2013: “Đây không phải một căn bệnh đơn giản mà là một bệnh dịch nghiêm trọng.” “Dịch bệnh này hoàn toàn khác biệt.” Nó phát triển “cực kỳ nhanh” giống như kẻ xâm chiếm và sản sinh ra một loại độc tố mạnh.
Cách duy nhất hiện giờ là hiểu rõ “kẻ địch”, nghiên cứu sâu hơn và xác định điều kiện phát triển và cơ chế lây nhiễm sang tôm.
Một câu hỏi nữa được đặt ra là bệnh lan sang Mêxicô bằng cách nào.
McIntosh cho rằng tôm bố mẹ là một nguyên nhân. Ông tin rằng bệnh dịch lây truyền gián tiếp qua biên giới Texas vào Mêxicô.
Đề cập đến lý thuyết, Donald Lightner cho biết EMS được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 4 tại Nyorit và sau đó lan sang phương bắc tới Sinaloa và Sonora – phù hợp với phương thức nuôi tại Mêxicô.
Mật độ thả nuôi là một yếu tố liên quan tới dịch bệnh. Trái với lý thuyết thông thường, McIntosh cho rằng ao nuôi với mật độ thả cao hơn sẽ ít có khả năng bị tác động bởi vi khuẩn hơn do tôm thường ăn thức ăn viên chứ không phải chất thải trong ao.
Ông cũng cho biết vi khuẩn phát triển phụ thuộc vào môi trường, độ mặn, nhiệt độ và độ pH.
Lightner và McIntosh đều đồng ý rằng đa canh có thể giúp chống lại dịch bệnh, nhất là khi nuôi kết hợp với cá rô phi.
Lightner cho biết: “Cá rô phi có thể giúp thay đổi môi trường vi khuẩn.”
Theo McIntosh,nếu thả cá rô phi vào ao tôm kết quả sẽ khả quan hơn, tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định phương pháp nào thực sự hiệu quả.
Ông cũng cho rằng giai đoạn tồi tệ nhất đã qua và sẽ có sự phục hồi nhưng phải mất một thời gian.
vietfish.org