Kịch bản nào cho giá tôm đến cuối năm?

Monday,
12/02/2018
0

Năm 2014, diện tích tôm thẻ chân trắng tại đồng bằng sông Cửu Long 67.000 ha, tăng 68% so với năm 2013; thu hoạch 245.000 tấn, gần bằng sản lượng nuôi tôm sú. Cũng năm 2014, diện tích nuôi tôm sú 537.000 ha, sản lượng 248.000 tấn. Năm 2015, diện tích nuôi giảm hẳn.


Theo Phó Tổng cục Trưởng tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn, nguyên nhân hàng đầu khiến giá tôm thế giới và trong nước năm 2014 tăng là do thiệt hại từ bệnh EMS. Ông dự đoán, khi hội chứng EMS được kiểm soát, ngành nuôi tôm các nước sẽ phục hồi.

Chi phối giá tôm thời gian tới vẫn liên quan chặt chẽ bài toán cung cầu. Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) nhận định: Giá tôm trên thị trường nội địa đều ít nhiều ảnh hưởng đến giá tôm trên thị trường thế giới. Lâu nay, khi bớt nguồn cung thì giá sẽ lên; và ngược lại cũng là chuyện dễ hiểu.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) cho biết: Có thời điểm, giá tôm trong nước cao hơn giá nhập khẩu khoảng 2 USD/kg, khiến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước xuất khẩu cùng mặt hàng. Những dấu hiệu tích cực hậu thuẫn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung, xuất khẩu tôm nói riêng là Việt Nam đang đàm phán nhiều hiệp định kinh tế tự do với EU, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEC) với Việt Nam, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…; hay mới đây nhất Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc, nước đang nhập khẩu nhiều mặt hàng thủy sản. Tham gia những hiệp định kể trên là cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tiến sâu hơn nữa vào các thị trường này. Việt Nam và các nước Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Ecuador đều phát triển mạnh TTCT. Trong bối cảnh nguồn cung chưa có dấu hiệu tăng thì nước nào giảm được chi phí đầu vào sẽ có lợi thế cạnh tranh. Như thế, nhiều khả năng, cạnh tranh giữa các nước, về giá bán TTCT, sẽ lại vào giai đoạn căng thẳng.

Khi dịch bệnh EMS bùng phát, TTCT trở thành cứu cánh cho nhiều hộ dân nuôi tôm. Nay, khi dịch bệnh EMS đã được kiểm soát phần nào, người dân có thể nhanh chóng trở lại với tôm sú. Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về sản lượng tôm sú cỡ lớn, lại có năng lực chế biến, nên có thể làm ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng cao cho các thị trường khó tính. Đây chính là lợi thế, là lựa chọn phù hợp cho người dân, khi TTCT không thể cạnh tranh với nhiều nước khác; họ sẽ chuyển sang tôm sú, trở lại với điểm mạnh của Việt Nam so với các nước có xuất khẩu tôm hiện nay.




Thủy sản Việt Nam

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: