Kiểm soát vi khuẩn có lợi giúp nuôi tôm bền vững

Wednesday,
21/02/2018
0

Sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, trong số đó tôm he là một trong những đối tượng quan trọng được nuôi ở hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt là ở châu Á do giá trị kinh tế và xuất khẩu cao.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2016_08/kiem-soat-tom-nuoi.jpg
 

Tôm bị nhiễm bệnh chủ yếu do vi khuẩn gây chết với tỷ lệ cao. Thức ăn dư thừa và tích lũy chất thải trong ao hồ làm phát sinh vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ dưới lớp trầm tích cùng với việc dư thừa chất độc hại như ammoniac làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Rất ít nghiên cứu được thực hiện trong quá trình nuôi, năng suất sinh trưởng và quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản là sử dụng vi khuẩn có lợi. Hơn nữa, trong những năm đầu của nghề nuôi trồng thủy sản, các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt các mầm bệnh vi khuẩn và tăng cường sự tăng trưởng của tôm ở hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh gây tồn dư dư lượng tích tụ trong các mô của tôm, sức đề kháng của loài nuôi suy giảm từ việc sử dụng thuốc kháng sinh và các lô tôm xuất khẩu bị trả về…Giải pháp khắc phục những vấn đề trên và thường gặp trong nuôi trồng thủy sản là tạo ra một hệ vi khuẩn có lợi cho tôm thông qua thức ăn và/hoặc trong nước để ao nuôi vượt qua hiện tượng phú dưỡng, kiểm soát các bệnh do vi khuẩn ở tôm và phục hồi sản lượng mà không sử dụng bất kỳ thuốc kháng sinh, kết quả kiểm tra đảm bảo chất lượng, kiểm soát được dư lượng và môi trường nuôi đều an toàn.

Nuôi trồng thủy sản là một ngành khoa học sinh học mới nổi giúp ổn định nguồn thực phẩm. Do trữ lượng thủy sản biển trên thế giới trên đà suy giảm và đây cũng là động lực để nghề nuôi cá và động vật có vỏ phát triển.

Nhìn chung, ao nuôi tôm thường kín theo chu kỳ canh tác, cung cấp nước định kỳ nhằm bù đắp sự thất thoát do bay hơi hay độ mặn biến đổi (bốc hơi, lượng mưa) và duy trì chất lượng nước. Quá trình sản xuất trong nuôi tôm được xác định bởi các yếu tố sinh học, công nghệ, kinh tế và môi trường (Yuvaraj và Karthik, 2015 b).

Đặc biệt, các bệnh do vi khuẩn thường diễn biến nhanh gây chết, do đó người nuôi ở Ấn Độ thường sử dụng thuốc kháng sinh thương mại có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh gần đây đã trở thành một mối quan tâm lớn vì khi sử dụng sẽ dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc, do đó làm giảm hiệu quả của thuốc.

Hơn nữa, sự tồn lưu của chất kháng sinh trong môi trường ao nuôi và trong các mô tôm có thể gây nguy hiểm cho người tiêu dùng và môi trường. Một vấn đề quan trọng là người nuôi tôm Ấn Độ luôn đối mặt là hàm lượng ammonia vượt ngưỡng trong nước ao trầm tích từ thức ăn dư thừa, chất thải và tảo tàn tích tụ ở đáy ao. Do đó, tôm sẽ tiếp xúc với các loại khí độc như NH3, NO2 và H2S, hơn nữa hiện tượng phú dưỡng trong hệ thống nuôi và stress ở động vật và cuối cùng là do bệnh vi khuẩn và tỷ lệ chết cao (Yuvaraj và ctv, 2015).

Mặc dù nuôi tôm ở Ấn Độ đã trải qua sự phát triển nhanh chóng, thành công trong sản xuất đang ngày càng bị cản trở đặc biệt là các bệnh do ô nhiễm môi trường và quản lý yếu kém.

Trong số tất cả các bệnh truyền nhiễm, nhiễm bệnh do vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng như vibriosis, đốm trắng, loét, thối đuôi, hoại tử cơ…Hiện nay, thuốc kháng sinh đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi tôm để kiểm soát nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh gần đây đã trở thành một mối quan tâm lớn vì sử dụng có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc, do đó làm giảm hiệu quả. Hơn nữa, sự tích tụ của chất kháng sinh cả trong môi trường và trong các mô tôm có thể gây nguy hiểm cho người tiêu dùng và môi trường. Tác động bất lợi như vậy đã khiến các nhà khoa học luôn tìm kiếm giải pháp thay thế kháng sinh trong việc kiểm soát dịch bệnh trong nuôi tôm (Karthik và ctv, 2013 và 2014).

Thefishsite



 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: