Lợi ích khi bổ sung DHA vào thức ăn cho tôm thẻ

Friday,
23/08/2019
0

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Brazil và Mexico đã khám phá ra lợi ích của việc bổ sung DHA (docosahexaenoic acid) và EPA (eicosapentaenoic acid) trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Aquaculture.

Việc bổ sung DHA vào thức ăn của tôm không có dầu cá có thể cải thiện sự tăng trưởng của tôm và chất lượng sản phẩm. Ảnh: GettyImages/archmercigod

Do yêu cầu của DHA trong chế độ ăn không chứa dầu cá hoặc thay thế dầu cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ vẫn chưa được biết đến, nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng và lợi ích của axít béo có sẵn trên thị trường để sử dụng trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng L. vannamei  thay thế dầu cá/bột cá hoặc có hàm lượng DHA thấp.

Thức ăn tôm không chứa dầu cá/bột cá

Trong chế biến thức ăn thủy sản, bột cá được xem là nguồn protein tốt nhất. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng khan hiếm, giá thành ngày càng tăng nên giá thành thức ăn cũng tăng cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Số lượng bột cá đáng kể được đưa vào chế độ ăn của tôm, gây ra sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển hữu hạn. Do đó nó sự thay thế bột cá (FM)/ dầu cá (FO) bằng các thành phần thực vật trên cạn đang được xem như là sự thay thế bền vững.

Tuy nhiên, động vật biển lại phụ thuộc rất nhiều vào các axit béo không bão hòa đa chuỗi dài (LC-PUFA) bao gồm cả DHA và EPA. EPA và DHA là thành phần phổ biến trong các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ biển như dầu cá và bột cá. 

Tại sao phải bổ sung DHA-EPA trong thức ăn cho tôm?

Các mức độ cần thiết của việc bổ sung DHA và EPA vào khẩu phần ăn của một số loài sinh vật biển đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ DHA cần thiết cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) vẫn chưa được biết đến.

Những nghiên cứu trước đây đã báo cáo kết quả tích cực về hiệu suất tăng trưởng của tôm khi bổ sung các mức khác nhau của DHA trong chế độ ăn cho cả tôm con và tôm hậu ấu trùng.

Sự khác biệt về nhu cầu DHA giữa tôm ấu trùng và tôm con là một bằng chứng cho thấy cần phải có kiến thức tốt hơn về axít béo (LC-PUFA) để bổ sung cho loài này trong các giai đoạn sống khác nhau. Bên cạnh đó, cơ hội sản xuất tôm ở quy mô thương mại với chất lượng cao hơn khi được tăng cường các axít béo trong thịt tôm để cung cấp cho tiêu dùng của con người.

Trong nuôi trồng thủy sản, khẩu phần ăn tăng cường dinh dưỡng đã được tạo ra để hỗ trợ cá trong các giai đoạn tăng trưởng và tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, chế độ ăn bổ sung DHA vẫn chưa được sử dụng phổ biến trong sản xuất thức ăn cho tôm. Do đó, việc sử dụng các chế độ ăn được bổ sung DHA và EPA cho tôm thẻ nuôi có thể cải thiện chất lượng và hiệu suất trong giai đoạn nuôi thương phẩm.

Thử nghiêm bổ sung DHA trong thức ăn tôm thẻ

Trong thời gian cho ăn, 3.000 con tôm đã nhận được 1 trong 4 chế độ ăn uống với mức bổ sung DHA và EPA có sẵn trên thị trường ở mức 0 (đối chứng), 4 (L-DHA), 7 (M-DHA) và 10g/kg (H-DHA) trong thời gian 7 tuần. 

Tôm được đánh giá sự tăng trọng, tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR), tỷ lệ sống, sự tích trữ axít béo trong mô cơ và các thành phần quan trọng khác.

Kết quả:

Tôm trong tất cả các chế độ ăn có tỷ lệ sống tương tự. Tuy nhiên, tôm trong chế độ ăn 10g/kg (H-DHA) có trọng lượng cuối cùng cao hơn so với đối chứng và các nhóm tôm được bổ sung  trên 7 - 10g/kg DHA có tốc độ tăng trưởng cụ thể được cải thiện hơn so với tôm trong chế độ ăn không bổ sung thêm.

Các phân tích hồi quy tuyến tính cũng cho thấy mối quan hệ trực tiếp của mức độ bổ sung DHA trong chế độ ăn uống và trọng lượng cuối cùng của tôm nuôi. Và mức độ DHA được trong mô cơ của tôm cũng tăng lên khi có thêm DHA vào chế độ ăn.

Nghiên cứu trên đã cho thấy rằng tôm trong chế độ ăn nhiều DHA (bổ sung 10g/kg thức ăn) đã chứng minh hiệu suất tăng trưởng tốt hơn so với tôm trong chế độ ăn thông thường. Mức độ lắng đọng DHA trong mô cơ phản ánh mức độ bổ sung trong thức ăn và động vật trong chế độ ăn H-DHA có sự hiện diện lớn nhất của axít béo.

Để sản xuất tôm thẻ chân trắng với khẩu phần ăn không có dầu cá/bột cá thì sự bổ sung DHA là bắt buộc. Ngoài sự thúc đẩy tăng trưởng, DHA còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tôm để cung cấp mức FA cao cần thiết cho người tiêu dùng. Và, việc thử nghiệm các mức bổ sung cao hơn được đề xuất để tìm ra hàm lượng tối ưu của việc bổ sung DHA cho tôm nuôi.

B. Araújo, J. Mata-Sotres, M. Viana, A. Tinajero, A. Braga.  DOI: doi.org/10.1016/j.aquestation.2019.734276

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: