Lưu ý đối với tôm nuôi trong vùng nước có độ mặn thấp

Monday,
17/12/2018
0

                                    Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Thái Bình

Bài viết đưa ra một số lưu ý để bổ sung khoáng cho vùng nuôi tôm với độ mặn thấp như sau:

Đối với tôm nuôi trong vùng nước nhiễm mặn, khi nuôi ở nồng độ muối thấp, tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy muối khoáng hòa tan trong môi trường nước vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp trong khẩu phần ăn. 

Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, việc tạt khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước. Vì vậy, nếu đủ lượng khoáng trong môi trường nước thì không cần bổ sung khoáng vào thức ăn. Nếu tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ một phần được đáp ứng.

Nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì cần bổ sung 5 - 10 mg K+/lít và 10 - 20 mg Mg2+ /lít để bảo đảm tôm tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao. Trong nước nuôi tôm, tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1và Mg: Ca là 3,1:1.

Cách bổ sung chất khoáng: Tốt nhất nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều hoặc lúc 22 - 24 giờ, vì tôm thường lột xác ban đêm. Khi tôm lột xác, nhu cầu ôxy tăng gấp đôi và sau khi lột xác, tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh lúc 2 - 4 giờ.

Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác, cần phải định kỳ tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng 1 kg/1.000 m3 nước kết hợp trộn khoáng nước liều lượng 10 ml/kg thức ăn (2 lần/ngày), sẽ khắc phục được hiện tượng tôm mềm vỏ, khó lột xác.

Nguồn:Tepbac

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: