Mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm

Tuesday,
09/04/2019
0

                                Chi phí điện khá lớn trong nuôi tôm công nghiệp.

1. Con lăn trong dàn quạt

a) Mô hình củ: Sử dụng gối đỡ chữ U bằng gỗ và mốc treo dàn quạt:

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm, tiết kiệm điện trong nuôi tôm

Với việc sử dụng mô hình cũ này làm tăng ma sát giữa trục giàn quạt với gối đỡ làm nặng động cơ, do đó động cơ cần một lực tải lớn. Làm hao tốn năng lượng điện ( hoặc dầu). Không khuyến khích sử dụng mô hình truyền thống này.

b) Mô hình tiết kiệm: Sử dụng con lăn thay thế gối đỡ chữ U và mốc treo dàn quạt:

- Với việc thay thế chữ U bằng gỗ và mốc treo dàn quạt bằng con lăn sẽ giảm ma sát, giảm sức tải cho động cơ. Qua đó, giúp giảm tiêu tốn điện năng cũng như giảm hao mòn thiết bị.

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm, tiết kiệm điện trong nuôi tôm

- Theo nghiên cứu thực tế từ Điện lực Sóc Trăng với mô hình sử dụng con lăn thay thế cho gối gỗ và mốc treo sẽ giảm 15% chi phí điện năng thiêu thụ cho cùng một mục đích sử dụng.

2. Động cơ đồng trục với dàn quạt:

a)  Mô hình cũ động cơ không đồng trục với dàn quạt (2A):

- Với mô hình truyền thống thí động cơ đặt trên bờ ao cao hơn so với mặt nước nên trục động cơ với trục giàn quạt chênh nhau khoảng 300 - 450. Do đó với gốc không đồng với nhau để vân hành được dàn quạt động cơ phải mất một lực để truyền xuống dàn quạt qua góc. Làm tốn năng lượng trong quá trình vạn hành.

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm, tiết kiệm điện trong nuôi tôm

Không khuyến khích áp dụng mô hình truyền thống này.

b)  Mô hình động cơ đồng trục với dàn quạt (2B):

- Khi áp dụng mô hình đồng trục môtơ với dàn quạt sẽ đồng nhất chung một trục. Qua đó không tiêu tốn lực như trên. Giúp lực từ động cơ sẽ truyền thẳng xuống trục dàn quạt. Với mô hình này trên thực tế đã nghiên cứu giản 15% điện tiêu thụ so với mô hình truyền thống không đồng trục động cơ với dàn quạt. Với hiệu quả thực tế khi chạy hai dàn quạt

- Khi áp dụng mô hình đồng trục môtơ với dàn quạt sẽ đồng nhất chung một trục.

Qua đó không tiêu tốn lực như trên. Giúp lực từ động cơ sẽ truyền thẳng xuống trục dàn quạt. Với mô hình này trên thực tế đã nghiên cứu giản 15% điện tiêu thụ so với mô hình truyền thống không đồng trục động cơ với dàn quạt. Với hiệu quả thực tế khi chạy hai dàn quạt

Khi so sánh hai mô hình 2A và 2B cùng chạy trong cùng một thời gian thì kết quả cho thấy mô hình 2B tiết kiệm 15% lượng điện năng tiêu thụ so với mô hình 2A.

3. Mô hình thay thế “môtơ đồng trục với dàn quạt và kết hợp con lăn” thay cho “mô hình môtơ không đồng trục với dàn quạt và sử dụng gối chữ U”:

a) Mô hình sử dụng mô tơ không đồng trục với dàn quạt và sử dụng gôi đỡ chữ U (Mô hình 3A):

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm

b) Mô hình sử dụng môtơ đồng trục với dàn quạt và sử dụng con lăn (Mô hình 3B):

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm

Thực tế so sánh cho thấy với mô hình 3B (đồng trục và sử dụng con lăn) cho tiết kiệm điện 38,7% so với mô hình 3A ( không đồng trục và sử dụng gối chữ U).

Qua các biện pháp tiết kiệm điện trên đã thử nghiệm thực tế cho kết quả tiết kiệm điện đáng kể cho người nuôi.

Khuyến cáo:

* Nên thay gối đở chữ U bằng con lăn sẽ tiết kiệm được 15% điện năng.

* Nên sử dụng đồng trục môtơ với trục dàn quạt tiết kiệm điện được 15% điện năng.

* Nên kết hợp sử dụng đồng trục mô tơ với trục dàn quạt và sử dụng con lăn cho tiết kiện điện năng 38,7%.

4. Mô hình đồng trục và sử dụng hiệu quả một động cơ một giảm tốc cho 2 dàn quạt:

- Với việc ứng dụng các mô hình vào thực tế cho thấy tiết kiện phần lớn điện năng tiêu thụ trong sản xuất tôm thì với mô hình đề xuất sau cũng đem lại phần tiết kiệm điện và sử dụng hiệu quả thiết bị trong quá trình nuôi tôm.

nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm

Mô hình sử dụng một mô tơ chạy 02 dàn quạt và đồng trục và sử dụng con lăn đen lại nhiều hiệu quả hơn trong sử dụng thiết bị và tiết kiện điện năng tiêu thụ.

5. Sử dụng khí Bioga để tạo nguồn điện:

- Trong các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trên ao lót bạc có siphon đáy thì nguồn chất thải từ phân tôm và thức ăn dư thừa thải ra là rất lớn. Do đó vấn đề giải quyết nguồn chất thải sao cho hiệu quả và không ô nhiểm môi trường là vấn đề rất cần thiết. Một trong các giải pháp hiệu quả là áp dụng Bioga trong nuôi tôm siêu thâm canh để sản xuất ra nguồn khí ga có thể sử dụng cho sinh hoạt và cấp phát điện cho thắp sáng, vận hành một số thiết bị.

- Để vận hành tốt hầm Bioga thì trong quá trình nạp nguồn từ phân tôm và thức ăn dư thừa thì vấn đề cần thiết là loại bỏ nguồn nước lẫn trong cặn bả rồi mới cho vào hầm bioga. Có như vậy thì hầm Bioga mới tăng hiệu quả và hoạt động tốt lâu dài.

- Nguồn khí ga có thể sử dụng nấu nướng trong sinh hoạt và sử dụng qua máy phát điện chạy bằng khí Bioga.

 biogas nuôi tôm, nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm điện, mô hình nuôi tôm

Qua máy phát điện bằng khí bioga có thể thắp sáng khu vực trại nuôi vận hành môtơ. Qua đó, giải quyết vấn đề chất thải trong nuôi tôm và giúp tiết kiệm điện trong quá trình vận hành hệ thống trại nuôi.

6. Sử dụng năng lượng mặt trời:

- Hiện nay một số nước tiên tiến đã sử dụng nguồn năng lượng mặt trời rộng rải trong sản xuất cũng như sinh hoạt. Ở Việt nam dự án sử dụng năng lượng mặt trong nuôi tôm được thủ nghiệm ở Bạc Liêu (Bác 6 Ngoãn) và ở Cà Mau ( Anh Tuấn – Tân Long – Đàm Dơi).

- Mô hình được sử dụng thông qua hệ thống hấp thu năng lượng mặt trời và nguồn điện được tích trong bình ắc - quy. Nguồn điện từ bình ắc - quy sẽ cung cấp năng lượng cho các thiết bị sục khí trong ao nuôi tôm. Qua đó giúp sử dụng nguồn năng lượng sạch và bền vững.

Nguồn: Tepbac

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: