Hệ thống xử lý nước thải bằng bể Biogas
Bài viết cung cấp sơ đồ và hình ảnh của mô hình xử lý nước thải nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh bằng bể biogas ở Trà Vinh.
Trong những năm qua, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng chuyển qua một tầm cao mới. Đó là, nuôi theo hình thức siêu thâm canh trong ao lót bạt hay trong bể tròn khung thép, đã không ngừng phát triển và mang lại lợi nhuận rất cao cho người nuôi. Tuy nhiên, chất thải từ hình thức nuôi này cũng là vấn đề rất cần được quan tâm. vì hàng ngày phải xi-phông chất thải từ ao nuôi tôm siêu thâm canh ra bên ngoài bao gồm: nước bùn thải, phân và vỏ tôm,…Nếu như không có biện pháp xử lý hiệu quả nguồn chất thải này, thì ô nhiễm ao nuôi, môi trường và xung đột lợi ích với những người xung quanh là không tránh khỏi.
Để khắc phục những vấn đề trên có nhiều hình thức xử lý khác nhau. Nhưng hiệu quả mang lại cao nhất là ứng dụng hệ thống biogas sử dụng nguồn chất thải từ ao nuôi tôm thẻ siêu thâm canh làm nguồn nguyên liệu cho bể biogas tạo chất đốt sử dụng.
Vỏ tôm, chất thải, phân tôm sau khi xiphong vào bể chứa thải, lắng chất thải. Sau đó, dùng bơm chất thải vào bể nạp biogas làm chất đốt. Phần nước lắng trong được cho qua bể xả tràn lắng trong lần nữa và xả vào ao nuôi cá rô phi.
Bể chứa thải
Bể tràn và ao nuôi cá rô phi
Anh Trần Văn Triệu ngụ ấp Cây Cồng xã Đôn Xuân huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh trong vụ nuôi năm 2018 anh đã xây dựng với 2 bể ban đầu với thể tích 10 m3/1 bể sử dụng bể để xử lý nguồn chất thải mang lại hiệu quả cao, một mặt không gây ô nhiểm môi trường và mùi hôi thối môi trường xung quanh, tái sử dụng nước và sử dụng gas trong sinh hoạt hằng ngày, thấy được hiệu quả trong xử lý chất thải của bể Biogas anh dự kiến sẽ tiếp tục xây dựng thêm 2 bể trong thời gian tới.
Nguồn: TTKN Trà Vinh