Một số giải pháp giúp giảm chi phí nuôi tôm trong thời điểm hiện tại

Thursday,
09/09/2021
1

1. Nuôi tôm mật độ thưa

Thả nuôi với mật độ thưa, giúp người nuôi dễ quản lý, kiểm soát tốt môi trường, quản lý tốt thức ăn. Đồng thời giảm được chi phí về năng lượng (như quạt, oxy,…), giảm chi phí quản lý môi trường.
Mật độ thấp tôm nuôi dễ về kích cỡ lớn, thời gian nuôi ngắn hơn, giảm được rủi ro, do đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Sản lượng thu được thấp, cũng giúp dễ tiêu thụ hơn trong giai đoạn khó khăn.

Ảnh minh họa: ST

2. Giảm chi phí thức ăn
Quản lý tốt thức ăn:
Thức ăn là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định chi phí nuôi tôm. Trong đó hệ số nuôi tôm FCR được coi là thước đo sự hiệu quả của việc nuôi tôm. Đối với nuôi tôm thẻ hệ số FCR tốt nhất là FCR = 1,1 – 1,2 và tôm sú FCR =1,3 – 1,4.

Nếu quản lý ao nuôi tốt sẽ giảm lượng thức ăn thừa, FCR thấp, có thể tiết kiệm được 10-30% lượng thức ăn và cải thiện được chất lượng nước. Qua nghiên cứu cho thấy, để lượng thức ăn được sử dụng hiệu quả bà con nên chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều lần ăn trong ngày (6-7 lần/ngày) hoặc các hộ có đủ điều kiện nên lắp đặt hệ thống máy cho ăn.

Tạo nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu:

Đối với những ao được gây tạo thức ăn tự nhiên ban đầu thì tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống của tôm luôn cao hơn so với những ao được nuôi chỉ bằng thức ăn công nghiệp.
Nếu tạo được màu nước tốt, nguồn thức ăn tự nhiên giá trị dinh dưỡng cao sẽ giúp giảm lượng thức ăn công nghiệp, giảm hệ số thức ăn và thúc đẩy tôm lớn nhanh. Từ đó giảm chi phí vụ nuôi.

Nếu nuôi quảng canh cải tiến có thể hoàn toàn dùng thức ăn tự nhiên trong 7-10 ngày đầu, còn nếu nuôi thâm canh mật độ dày hơn có thể bổ sung thêm thức ăn công nghiệp.

 

3. Sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH) chất lượng tốt ngay từ đầu để quản lý tốt môi trường

Thuốc hóa chất cũng chiếm chi phí tương đối lớn trong quá trình nuôi. Việc sử dụng chúng phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý môi trường.

Vì vậy, nên sử dụng CPSH ngay từ đầu giúp quản lý tốt môi trường nước và đáy ao, ngăn ngừa khí độc, ức chế vi khuẩn gây hại,… Một môi trường thuận lợi sẽ giúp tôm lớn nhanh, hạn chế việc dùng thuốc – hóa chất, hạn chế rủi ro. Từ đó giúp giảm chi phí nuôi.

 

4. Chọn đối tượng nuôi phù hợp

Lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với cơ sở hạ tầng và trình độ kỹ thuật của người nuôi. Tôm sú là đối tượng ít bị dao động và giá con giống rẻ hơn so với tôm thẻ. Vì vậy tùy theo từng thời điểm và điều kiện có thể chuyển đổi đối tượng nuôi cho phù hợp với tình hình thị trường sẽ giảm bớt chi phí và lợi nhuận được cao hơn.

 

5. Áp dụng nguyên tắc 7 đúng

Người nuôi nên lựa chọn thuốc, hóa chất,… có chất lượng tốt, của những công ty có thương hiệu, uy tín trên thị trường và thực hiện nguyên tắc 7 đúng trong điều trị: Đúng đối tượng – Đúng bệnh – Đúng thuốc – Đúng đường dùng – Đúng liều – Đúng thời gian – Đúng ghi chép để mang lại hiệu quả cao và giảm chi phí.

 

6. Giúp tôm lớn nhanh, và size lớn

Tôm lớn nhanh, mùa vụ được rút ngắn giúp giảm hệ số thức ăn FCR, giảm chi phí quản lý môi trường và giảm rủi ro.

Thu tôm kích cỡ lớn đồng nghĩa với việc bán được giá cao và tỉ suất lợi nhuận cao hơn. Mật độ nuôi thưa chỉ cần thu một lần, còn những người nuôi mật độ dày có thể thu tỉa hoặc tiến hành sang ao.

Nguồn: Con tôm

Bình luận:
binh-luan

h=7b16f4a85ba4bc61999a89e1a5abd63b-

01/05/2022

minvwfz9

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: