Người nuôi tôm gặp khó đủ đường

Thursday,
08/02/2018
0

Con tôm đồng bằng đang chịu áp lực phải giải trình với DOC về những cáo buộc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được hưởng quá nhiều ưu đãi từ Chính phủ.

Lấy mẫu kiểm tra nhằm kiểm soát chặt dịch bệnh trên tôm nuôi tại Bạc Liêu - ảnh: Phan Thanh Cường

Trong khi đó, tại hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2013, ngày 12.6 tại Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản nhận định con tôm đồng bằng vẫn chưa qua hết khó khăn do thời tiết bất lợi, dịch bệnh hoành hành.

Gần hết vụ, nhiều nơi vẫn còn thận trọng

Ông Nguyễn Văn Trung - Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Cà Mau - cho biết, tình hình nuôi tôm những tháng đầu năm 2013 gặp rất nhiều khó khăn nên phát triển chậm. Toàn tỉnh mới chỉ thả nuôi 348ha mô hình công nghiệp (đạt 33,4% kế hoạch), nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến mới chỉ đạt 3.700ha (22% kế hoạch). Theo ông Trung, sở dĩ diện tích thả giống thấp là do dịch bệnh, đã có gần 700ha bị thiệt hại.

Tại Bạc Liêu, người dân sau khi bị thiệt hại đã thận trọng trong việc thả nuôi, vì không còn vốn để tái sản xuất bởi có đến trên 15.000ha bị dịch bệnh. Đáng nói là ngay tại mô hình quảng canh tại các huyện Giá Rai, Phước Long, tôm nuôi vẫn bị thiệt hại. Theo nhiều người nuôi, nguyên nhân do sự điều tiết nước chưa thật sự khoa học, dẫn đến thiếu nước trầm trọng khiến cho tôm bị bệnh, thiệt hại lớn.

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản - Bộ NNPTNT cho biết, các tỉnh nuôi tôm nước lợ trong 5 tháng đầu năm thiệt hại gần 24.000ha, chỉ bằng 65% so với cùng kỳ. Trong đó tôm sú thiệt hại trên 20.000ha, còn lại là tôm thẻ chân trắng. Tuy diện tích thiệt hại giảm, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do kiểm soát dịch bệnh chưa tốt và hiệu quả.

Người nuôi có nguy cơ thiệt hại ngoài dịch bệnh

Ngoài nguy cơ đối mặt với dịch bệnh, người nuôi tôm nước lợ tại ĐBSCL còn đối mặt với nhiều nguy cơ khác còn trầm trọng hơn cả dịch bệnh. Đó là thiếu vốn sản xuất, tiếp cận nguồn vốn vay gặp nhiều khó khăn. Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, dù Chính phủ đã có những giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho người sản xuất, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại bổ sung tôm vào danh mục mặt hàng áp dụng như đối với cá tra, nhưng lãi suất vẫn còn cao, thủ tục điều kiện vay nhiều bất cập, người dân khó tiếp cận.

Thời gian qua, việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm tại Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng bước đầu đã làm an tâm đôi chút đối với người nuôi, nhưng do diện tích thiệt hại lớn, số tiền bồi thường nhiều, khiến cho các Cty bảo hiểm khó chi trả kịp thời theo cam kết.

Những khó khăn này đang thường trực lơ lửng trên đầu nông dân. Nhưng khi sản phẩm họ làm ra (con tôm), họ hoàn toàn không định đoạt được giá bán, mà phó mặc cho các đại lý, xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Gần đây, rào cản kỹ thuật Ethoxyquin ở thị trường Nhật Bản, phán quyết sơ bộ về thuế chống trợ cấp trong nuôi tôm của Hoa Kỳ đang có nguy cơ đẩy các nhà máy vào việc thua lỗ. Chính vì vậy, khả năng giá tôm nguyên liệu đứng ở mức cao như hiện nay là điều khó xảy ra. Trong khi đó giá các loại thức ăn, hóa chất, vi sinh, vật tư thủy sản đều tăng cao.

 

Báo Lao Động

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: