Khô đậu tương có thể thay thế đạm động vật biển trong công thức thức ăn tôm nhưng cũng gây ra nhiều thiếu hụt dinh dưỡng. Tín hiệu đáng mừng là hiện đã xuất hiện nhiều thành phần mới có giá trị dinh dưỡng cao hơn các nguyên liệu thức ăn truyền thống từ thực vật.
Những nguồn nguyên liệu mới
Thức ăn có nguồn gốc thực vật cần phải được bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu như cholesterol, axit amin và vi khoáng để bù lại thiếu hụt dinh dưỡng từ đạm động vật biển. Dầu cải camelina và canola cấy gen từ vi tảo và nấm men có thể chứa hàm lượng rất cao các chất DHA và EPA. Phần lớn dầu vi tảo chứa lượng DHA cao (17 - 28%). Tới năm 2020, một số loại dầu mới sẽ trở thành thành phần phổ biến hơn trong các công thức thức ăn cho tôm. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nguyên liệu này là thiếu cholesterol - chất mà tôm không thể tự tổng hợp được và vẫn phải phụ thuộc vào nguồn bên ngoài. Tới nay, ngành dinh dưỡng mới chỉ sản xuất được dầu vi tảo chứa 32% DHA và 16% EPA nhưng lại chứa hàm lượng cholesterol tương đối thấp so bột cá.
Khô đậu tương vẫn đứng đầu danh sách protein thực vật nhờ lợi thế về nguồn cung, giá và đặc tính dinh dưỡng. Protein đậu tương thủy phân đạt hiệu quả tương đối tốt. Axit amin tự do, protein và peptide nhỏ trong sản phẩm thủy phân có khả năng cân bằng dinh dưỡng giữa protein hòa tan, tính hấp dẫn, ngon miệng và chức năng dinh dưỡng đồng thời làm suy giảm áp lực ôxy hóa nhờ những thuộc tính có liên quan đến miễn dịch.
Côn trùng là một nguồn nguyên liệu thức ăn thay thế tiềm năng khác. Thức ăn từ côn trùng chủ yếu được sản xuất từ một số loài lớn nhanh, dễ sinh sản và dễ chuyển hóa chất thải hữu cơ giá trị thấp thành protein và chất béo giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein có thể dao động 30% đến 80% ở một số loài côn trùng với lượng axit amin cân bằng hoàn hảo. Tuy nhiên, tổng hàm lượng axit amin sulphur chính là hạn chế lớn nhất của nguyên liệu này. Mặc dù, chứa hàm lượng chất béo cao, nhưng thức ăn từ côn trùng không có n-3 LCPUFAs, trừ khi côn trùng được nuôi trên lớp chất nền giàu chất béo thiết yếu này.
Tương tự, protein đơn bào như sinh khối vi khuẩn thu hút được sự chú ý của các chuyên gia dinh dưỡng nhờ tăng trưởng nhanh, hàm lượng protein cao và khả năng miễn dịch tốt trước các tác động khí hậu. Hầu hết các nghiên cứu protein đơn bào cho đến nay đều được phát triển trên vi khuẩn Methylobacterium extorquens do có đặc tính lớn rất nhanh trên methane với hàm lượng axit amin thiết yếu tương tự đậu tương nhưng không chứa một số thành phần kháng dinh dưỡng.
Tăng giá trị cho thức ăn tôm
Khi các yếu tố dinh dưỡng đầu vào cho tăng trưởng và sức khỏe được tối ưu hóa, bước tiếp theo cần thực hiện là tìm những giải pháp để hấp thụ và tận dụng tối đa chất dinh dưỡng từ những nguyên liệu mới, như chất tăng cường tiêu hóa. Từ đây, các phụ gia thức ăn chức năng mới xuất hiện.
Muối mật rất quan trọng với việc tiêu hóa chất béo trong thực vật. Tuy nhiên, chúng không có sẵn trong cơ thể tôm nhưng rất cần thiết với tôm. Đầu tiên, muối mật chính là chất tăng cường tiêu hóa nhờ các thuộc tính nhũ hóa đã góp phần cải thiện tiêu hóa và sử dụng chất béo. Thứ hai, muối mật còn là một phụ gia dinh dưỡng vì cấu trúc axit steroidal trong muối mật dưới dạng axit mật có thể thay thế cholesterol báo hiệu sự lột xác.
Để xử lý được các yếu tố kháng dinh dưỡng như phytate và polysaccharide phi tinh bột (NSP), có thể sử dụng một các phytate vi khuẩn trong thức ăn tôm để cải thiện hiệu lực của hỗn hợp phytate phosphorous và nitrogen. Carbohydrases cũng được coi là nguồn thay thế để tăng cường chất béo, protein và tinh bột; cũng như cải thiện chuyển hóa protein và năng lượng. Các nghiên cứu mới đây vừa phát hiện sự kết hợp của hai loại carbohydrase là xylanases (XYL) và arabinofuranosidase (ABF) đã cải thiện hoạt tính của carbohydrase tổng thể lên tới hơn 35%. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, 50% khô đậu và 26% bột mỳ nguyên hạt với phụ gia 200 mg/kg enzyme đã cải thiện tích cực quá trình chuyển hóa năng lượng và protein, tăng trọng và biến đổi thức ăn (FCR).
Những loại dầu mới chứa nhiều n-3 LCPUFAs nhưng ít cholesteriol nên chúng ta vẫn cần các nguồn cholesterol khác. Chúng ta có thể cải thiện tiêu hóa và tận dụng chất béo thiết yếu và cung cấp một nguồn thay thế cholesterol nhờ muối mật. Dù vậy, công cuộc tìm kiếm các nguyên liệu thay thế mới vẫn tiếp diễn.
Nguồn: Con tôm