Những lưu ý khi nuôi tôm trong mùa mưa

Tuesday,
12/07/2022
0

Vào mùa mưa, các yếu tố môi trường ao nuôi có thể bị thay đổi đột ngột làm tôm bị sốc, dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi tôm cần lưu ý để có cách xử lý và chăm sóc tôm nuôi phù hợp.

Zalo
 

 

Theo các chuyên gia thủy sản, cứ mỗi một cánh quạt thì cung cấp đầy đủ ôxy cho 2.800 con tôm từ lúc mới thả đến khi thu hoạch. Chính vì vậy, người nuôi tôm cần tăng cường hệ thống quạt nước, ôxy đáy ao, cần lắp cánh quạt theo đúng yêu cầu kỹ thuật để bùn bã hữu cơ được gom vào giữa thì khi vận hành quạt nước phải được xoáy vào giữa ao. Trong ao nuôi, độ pH luôn phải đạt từ 7,5 - 8,5. Sau khi mưa, một lượng a-xít trong nước mưa sẽ làm pH giảm xuống và có thể gây sốc cho tôm. Do đó, để giúp tôm không bị sốc sau khi mưa, cần bón vôi bổ sung cho ao nuôi (tùy theo độ pH để bón). Bên cạnh đó, để tránh hiện tượng phân tầng nước, người nuôi tôm cần chú ý kết hợp quạt nước. Trước khi có dấu hiệu của những cơn mưa, cần rải vôi dọc bờ ao.

 

 

Tùy vào diện tích ao nuôi, bà con cần phân chia mật độ phù hợp để chọn mua tôm giống đúng, đủ số lượng. Bởi, trong mùa mưa, việc thả nuôi tôm cần tránh mật độ dày, nên thả với mật độ vừa phải (<25 con/m2) vì mùa mưa hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thấp. Các yếu tố môi trường dễ biến động (pH, độ kiềm, độ mặn...) nên việc thả thưa sẽ giúp người nuôi kiểm soát và quản lý ao nuôi của mình được tốt hơn. Cùng với đó, khi trời mưa cần giảm lượng thức ăn cho tôm, đặc biệt là phải tránh để dư thừa thức ăn. Việc để thừa thức ăn sẽ dẫn đến hiện tượng tôm đóng rong, hiện tượng tảo lục phát triển mạnh…

 

 

Nguồn: Báo Bạc Liêu

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: