Nuôi tôm Cà Mau: Sức lan tỏa từ cánh đồng mẫu lớn trên tôm

Monday,
12/02/2018
0

Ngành nông nghiệp có cánh đồng mẫu (CĐM) trên lúa đã phát huy được những thành tựu khả quan, và với thủy sản, CĐM sản xuất tôm trên mô hình quảng canh cải tiến (QCCT) tại ấp Cái Cấm, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đang ngày một lan tỏa hơn từ cách làm đột phá này.


Hiệu quả từ đồng lòng

Năm qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau đã thực hiện 1 mô hình CĐM trên tôm QCCT tại huyện Cái Nước; 37 hộ dân ấp Cái Cấm ghi tên thực hiện, đã thành công sau 3 tháng triển khai. Bởi, nền tảng kỹ thuật nuôi tôm QCCT từ lâu được người dân nơi đây thực hiện khá thành công và hiệu quả hơn khi được nâng cao về quy trình, kỹ thuật từ CĐM này.

Kỹ sư Đặng Văn Nhi, cán bộ Trung tâm cho biết, mô hình trên không về ấp Cái Cấm như dự tính ban đầu nhưng với quyết tâm của người dân, chính quyền ấp bắt tay vào cuộc, vận động; thế là người dân đều hạ quyết tâm thực hiện. Theo đó, đa phần nông dân đăng ký đã trải qua quá trình thực hiện mô hình QCCT từ nhiều năm qua, năng suất trung bình trên 350 kg/ha/vụ (tương ứng 45 triệu đồng). Đó chính là yếu tố giúp mô hình CĐM trên tôm QCCT thành công như vụ nuôi vừa qua.

Anh Trần Hoàng Diệu, một trong những hộ dân đã chính thức ghi tên vào CĐM chia sẻ, từ sự đồng lòng trong thả giống, nắm bắt kỹ thuật định kỳ theo quy trình của mô hình thực hiện mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng, so lợi nhuận 45 triệu đồng như trước đây.

37 hộ dân trong CĐM cùng 13 hộ đăng ký mới, đang chạy đua với nguồn nước mặn đã đến, và trên hết cho kịp mùa vụ thu hoạch vào dịp Tết năm nay.

http://www.thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/nuoitrong/z300-con-tom-1083-.jpg

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến cho hiệu quả cao - Ảnh: Diệu Lữ

 

Thêm niềm tin

Vị trí vùng giáp nước 2 vùng triều đông và tây thuận lợi cho người dân trong huyện thực hiện mô hình nuôi tôm QCCT hay sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm. Ông Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, nhận định, việc chậm mặn và ngọt hóa thời gian dài nên tạo điều kiện cho người dân rửa phèn, mặn triệt để hơn. Vụ lúa thành công tạo điều kiện cho vụ tôm thành công.

Khi tham gia CĐM, các hộ dân đã trao đổi kỹ thuật, tự bảo vệ quyền lợi cho nhau khi hộ nuôi có dịch bệnh cũng như trong quá trình cải tạo và sên vét đều thực hiện đồng loạt, tránh ảnh hưởng môi trường đến nhau. Tự liên kết, xác định được mùa vụ chính, liên kết với trại giống có uy tín để có được con giống chất lượng; đồng loạt thả nuôi; đầu ra cũng tự liên kết với thương lái mua theo giá cao hơn thị trường vài ngàn đồng…

Cùng đó, thành công của mô hình chính là thực hiện được trong mùa nghịch (mùa mưa không thuận cho tôm sú phát triển) càng tạo lòng tin hơn đối với những hộ trong CĐM và những hộ nuôi ngoài mô hình tự nguyện đăng ký tham gia mô hình. Từ 37 hộ thực hiện vụ nuôi vừa qua, nay đã thêm 13 hộ mới, nâng tổng số 50 hộ và được chia làm 2 tổ sẽ giúp mô hình thực hiện tốt hơn trong vụ nuôi chính này.

Hiệu quả khả quan

Đang vào vụ chính cho mô hình nuôi tôm QCCT nên trong 5 ấp (Cái Cấm, Nhà Thính A, Phong Lưu, Cái Giếng, Giá Ngự) của huyện Cái Nước thực hiện mô hình CĐM trên tôm QCCT đang tất bật triển khai, cải tạo vuông nuôi, liên hệ công ty giống, thuốc và thức ăn… Tất cả đã sẵn sàng. Ông Giảng cho biết thêm: Thành công mô hình QCCT nói chung, CĐM nói riêng, đang mở ra xu hướng khả quan là diện tích nuôi tôm QCCT đang lấn dần diện tích nuôi quảng canh truyền thống. Hộ nào thu hoạch thấp nhất cũng cao hơn so với cách nuôi truyền thống. Quan trọng nhất là chi phí thả con giống giảm nhiều, chỉ thả 2 lần trong năm.

Phó chủ tịch UBND xã Đông Hưng cho biết: Nhờ có kỹ thuật và vốn, nhiều hộ đã phát triển lên mô hình nuôi tôm công nghiệp, bước đầu thành công lớn, góp phần đa dạng hóa mô hình trên con tôm cũng như góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân ngày..

Để mô hình CĐM trên tôm QCCT này thật sự là mô hình mẫu, theo các hộ dân, có thể chọn ra 10 hộ liền kề tâm huyết, chịu khó lao động để thực hiện mô hình này thật sự hiệu quả, phải thực hiện có mẫu mực. Bởi nếu một trong 10 hộ này có 1 - 2 hộ khó khăn thì các hộ kia có thể chia sẽ, hỗ trợ hay từ phía Nhà nước cũng dễ hơn. Chứ phát động nhân rộng và duy trì quá nhiều hộ như hiện nay thì chỉ cần 1 - 2 hộ không thực hiện theo quy trình, không đồng loạt thì CĐM không còn là mẫu nữa.


Theo Thủy sản Việt Nam
 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: