Nuôi tôm theo quy trình 3 pha ở Honduras

Wednesday,
07/02/2018
0

Quy trình nuôi tôm sử dụng thức ăn tự nhiên ngày càng được áp dụng phổ biến và đã khẳng định được tính an toàn sinh học.


Cơ sở khoa học

Nguồn thức ăn tự nhiên giàu protein và các thành phần dinh dưỡng khác, rất cần cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi. Công ty Grupo Granjas Marinas (Honduras) kết hợp chặt chẽ hệ thống nuôi tôm thương phẩm với hệ thống ương nuôi thâm canh sử dụng công nghệ biofloc kết hợp hệ thống nuôi sinh khối động vật phù du, chủ yếu là luân trùng và giáp xác chân chèo, đã gặt hái được nhiều thành công. Công ty phát triển nuôi những động vật phù du với quy mô lớn, kết hợp với ao ương và nuôi tôm thương phẩm, đã rút ngắn chu kỳ nuôi và tăng năng suất tôm nuôi đáng kể, mà không cần sử dụng thức ăn nhân tạo. Với quy trình nuôi tôm chia làm 3 pha, bao gồm một ao ương nuôi trung tâm, hệ thống raceway nuôi rotifer và copepod và ao nuôi tôm thương phẩm có diện tích lớn hơn hệ thống ao ương. Với quy trình này có thể sản xuất tôm đạt trọng lượng 15 g/con trong thời gian 8 tuần, tỷ lệ sống trung bình đạt 74%. Công ty đã ương nuôi theo hệ thống này trên diện tích 400 ha và đang xây dựng thêm 700 ha trong năm 2015.

Áp dụng quy trình nuôi tôm 3 pha với mật độ thấp giúp tăng trưởng nhanh hơn, tỷ lệ sống cao, chu kỳ nuôi ngắn. Trước đây, Công ty sử dụng hệ thống nuôi tôm 2 pha bằng cách ương nuôi tôm giống trong ao, sau đó chuyển sang ao nuôi thương phẩm với khoảng cách xa; vì vậy ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng như tỷ lệ sống của tôm nuôi. Đối với hệ thống nuôi 3 pha, ao ương tôm được đặt ở vị trí trung tâm, giúp cho việc vận chuyển tôm giống cỡ lớn đến ao nuôi thương phẩm được thuận lợi hơn, có thể ương tôm đến kích thước lớn hơn, giúp tôm không bị stress trong quá trình vận chuyển.

Quy trình nuôi

Copepod và rotifer là hai loài động vật phù du có thể tạo ra sinh khối lớn trong thời gian ngắn, giá trị dinh dưỡng cao và dễ nuôi trong điều kiện trang trại; vì vậy thích hợp để phát triển nuôi tạo nguồn thức ăn cho tôm dựa vào nguồn năng lượng mặt trời. Ở pha 1, Công ty nuôi sinh khối các loài này trong hệ thống raceway sử dụng công nghệ nước xanh. Mật độ nuôi rotifer 80 con/ml và copepod 16 con/ml trong hệ thống raceway sức chứa 600 tấn. Sau một chu kỳ nuôi, lượng copepod có thể đạt 10 tỷ con. Sau đó chuyển lượng động vật phù du này xuống ao ương tôm giống làm thức ăn. Sinh khối copepod có thể đạt khoảng 544 kg/ha trong 7 ngày và sinh khối rotifer có thể đạt 2.270 kg/ha trong 4 ngày.

Ở pha 2, tôm giống được nuôi trong hệ thống ao ương khép kín có sức chứa đến 1.200 tấn, sử dụng rotifer và copepod làm thức ăn.

Khi tôm giống đạt kích thước 4 - 4,2 g/con, chuyển sang nuôi thương phẩm khép kín trong pha 3 với mật độ 8,1 con/m2, sử dụng các hạt floc và động vật phù du làm thức ăn. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 1,4 g/tuần, năng suất 912 kg/ha, tỷ lệ sống trung bình 74%; trong số 350 ha ao nuôi và trọng lượng tôm trung bình đạt 15 - 16 g/con, trong thời gian nuôi 8 tuần.

Theo Thủy sản Việt Nam

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: