Nuôi trồng thủy sản ở Indonesia: Thành công nhờ quản lý tốt

Wednesday,
07/02/2018
0

Nuôi trồng thủy sản ở Indonesia: Thành công nhờ quản lý tốt

Từ những năm 1980, Chính phủ Indonesia đã chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Nhờ biện pháp quản lý hữu hiệu, ngành công nghiệp này đang ngày càng vững mạnh, khẳng định chỗ đứng trong khu vực và trên thế giới

Đa dạng loài nuôi
http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2016_01/2486423.large.jpg
NTTS nước ngọt tại Indonesia bắt đầu ghi dấu cuối những năm 70 bằng sản lượng NTTS tăng cao, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến giúp sản xuất con giống chất lượng, kết hợp phát triển nguồn thức ăn tổng hợp. Những loài nuôi phổ biến nhất ở Indonesia gồm cá chép, cá da trơn (cá trê, cá tra, basa) và cá rô phi sông Nile. Năm 1978, các ao nuôi thủy sản nước lợ tăng vọt cùng với sự phát triển thành công kỹ thuật cắt cuống mắt để kích thích tôm sinh sản. Số lượng trại giống cũng tăng trưởng vượt bậc. Nhiều hộ kinh tế tư nhân tại tại tỉnh Sumatra và Lampung đã chuyển đổi ao nước lợ thành ao công nghiệp theo mô hình trang trại hạt nhân. Chính phủ cũng ban hành thông tư cấm khai thác thủy sản bằng lưới kéo từ năm 1980 để thúc đẩy hoạt động NTTS nước lợ phát triển.

http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2016_01/6-2_aquakultur.jpg
Nuôi cá nước mặn ở Indonesia - Ảnh: Spire

Trong giai đoạn khởi đầu phát triển NTTS nước lợ, cá măng được lựa chọn làm đối tượng nuôi chủ lực. Sau này, cá măng được nuôi ghép tôm sú, tôm thẻ để gia tăng giá trị kinh tế. Nông dân tiến hành đa dạng hóa giống thủy sản, chuyển sang tôm càng xanh, cá tra, basa, cá chép. Số lượng bè nổi nuôi cá chép sông Catarum tăng nhanh. Ngoài ra, cá rô phi sông Nile cũng được coi là đối tượng nuôi tiềm năng và được tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Sau khi dịch bệnh đốm trắng phá hoại ngành tôm sú, Chính phủ Indonesia cũng khuyến khích nông dân chuyển sang TTCT và tôm càng xanh có khả năng kháng bệnh cao. Hai đối tượng này được nuôi khá thành công tại East Java, Lampung và Bali. Indonesia cũng nuôi thử các giống thủy sản ngoại lai như trắm cỏ Trung Quốc, rô phi lai Đài Loan, cá điêu hồng và cá rô phi dòng GIFT Philippines, cá cảnh nước ngọt châu Á và Nam Mỹ. Hoạt động nuôi ngọc trai, hàu, bào ngư cũng đang phát triển mạnh ở Indonesia, hứa hẹn mang lại nhiều nguồn doanh thu ngoại tệ cho đất nước.

Kiểm dịch chặt chẽ

Tôm thẻ giống Hawaii xuất hiện lần đầu tại Indonesia năm 2000. Tháng 6/2001 mới được phép nuôi sau khi chính phủ nước này tuyên bố chất lượng con giống tốt. Có thể nói, để đưa ra quyết định cho phép nuôi giống thủy sản mới, Indonesia đã rất cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng thông qua các chương trình kiểm nghiệm, kiểm dịch khắt khe. Hiện, tôm thẻ là đối tượng nuôi phổ biến tại các tỉnh Lampung, East Java và Bali, sản lượng khoảng 8 - 10 tấn/ha/năm.

Năm 2006, ngành tôm của Indonesia bị virus gây hoại tử cơ tàn phá. Sau thất bại này, cộng đồng nuôi tôm đã thận trọng trong khâu nhập khẩu tôm xuyên biên giới. Ngay sau đó, Chính phủ Indonesia đã ban hành nghị định quy định kiểm dịch thủy sản quốc gia để bảo vệ sản xuất trong nước trước những mầm bệnh lạ. Biện pháp này đã hạn chế sự lộn xộn trong nhập khẩu tôm bố mẹ, tôm giống; đồng thời giúp Indonesia trở thành nước duy nhất ở châu Á thoát dịch bệnh EMS. Ngoài ra, các trại nuôi giữ đáy ao rất vệ sinh. Trên 90% ao nuôi có hệ thống xả trung tâm. Bùn thải từ xác sinh vật phù du, phân tôm và thức ăn thừa tích tụ ở trung tâm ao có thể dễ dàng và thường xuyên thải vào các kênh đầu ra đơn giản, bằng cách kéo đường ống thẳng đứng đặt ở một góc, tần suất xả 5 hoặc 6 lần/ngày.

Để hỗ trợ ngành NTTS phát triển, đặc biệt là trong Chương trình NTTS tăng cường, Chính phủ Indonesia chỉ rõ sự thành công của ngành NTTS phụ thuộc vào nguồn cung con giống uy tín, chất lượng. Từ đó, tiến hành thành lập Trung tâm Giống thủy sản Quốc gia (NBC) và Trung tâm Giống thủy sản địa phương (RBC). NBC, RBC tập trung nghiên cứu sâu các đối tượng nuôi được xác định tiềm năng như tôm, cá mú, cá rô phi và tảo biển. Ngoài thu thập giống từ địa phương, RBC, NBC kết hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu, trường đại học để tìm ra phương thức sản xuất tốt nhất. Hai trung tâm này đã sản xuất được tôm bố mẹ (tôm thẻ, tôm xanh Nam Mỹ, tôm he), cá rô phi siêu đực, tôm giống sạch bệnh SPF.

Với những nỗ lực trong quản lý nhà nước, ý thức cao của các trại nuôi, Indonesia đã vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới. Do đó, mục tiêu sản lượng 18 triệu tấn do Bộ Nông nghiệp Indonesia đặt ra trong năm 2015 hoàn toàn nằm trong khả năng của ngành NTTS nước này.

>> Năm 2014, sản lượng thủy sản nuôi của Indonesia đạt 14,52 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp nước này tuyên bố sẽ gia tăng NTTS nước ngọt, mặn, lợ, đẩy năng suất lên 18 triệu tấn trong năm nay. Xuất khẩu tôm năm 2014 đạt 181,3 triệu tấn, trị giá trên 2 tỷ USD. Hiện, quốc gia này đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất tại thị trường Mỹ.

Source: Tuấn Minh, Tạp chí Thủy sản VN

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: