Phát triển mô hình lúa-tôm bền vững ở Bạc Liêu

Wednesday,
21/02/2018
0

Mô hình sản xuất lúa-tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, Bạc Liêu nói riêng nhiều năm qua liên tục phát triển. Tuy nhiên, hạ tầng thủy lợi chưa hoàn thiện, sản xuất phần lớn quy mô nhỏ lẻ, nguồn tôm giống phục vụ sản xuất chưa bảo đảm chất lượng… Đây là những khó khăn, vướng mắc kéo dài đối với hàng ngàn hộ nông dân trong tỉnh cần sớm được tháo gỡ.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2016_09/thu-tom-trong-ruong-lua.jpg

Khẳng định hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu là tỉnh đứng thứ hai, đồng thời là tỉnh thứ ba ở vùng ĐBSCL về diện tích nuôi tôm kết hợp trồng lúa (viết tắt mô hình tôm-lúa). Hiện nay, toàn tỉnh có diện tích tôm-lúa 29.867 ha. Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu: Mô hình tôm - lúa của tỉnh có từ hơn 30 năm nay nhưng phát triển mạnh từ năm 2001 với 5.851 ha. Đồng thời, diện tích tăng nhanh qua các năm, tập trung ở huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai, Vĩnh Lợi.

Các hộ nông dân cho biết, hằng năm, Bạc Liêu nuôi tôm trong ruộng lúa (chủ yếu tôm càng xanh, tôm sú, tôm đất) từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 7, sang tháng 8 - 9 kết hợp lúa-tôm. Mô hình sản xuất lúa-tôm kết hợp đạt năng suất khá cao. Tôm sú đạt bình quân 300 - 400 kg/ha, thu lãi 35 - 40 triệu đồng/ha. Ngoài tôm sú, bà con nông dân các huyện trong tỉnh còn thả tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh và cua. Các giống lúa phổ biến là giống Một bụi đỏ, OM5451, OM2017, HS182, năng suất 4,5 - 6 tấn/ha.

Theo nhiều nhà khoa học và hộ nông dân ở Bạc Liêu, thực tế cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” trong quá trình sản xuất, là mô hình “thông minh”. Sản xuất lúa – tôm được đánh giá là mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, ít rủi ro so với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác và được xem như mô hình thích ứng biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, mô hình canh tác lúa - tôm đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhất là do lợi nhuận từ tôm cao hơn lúa nên người dân có xu hướng giữ nước mặn nhằm kéo dài vụ tôm, rút ngắn thời gian vụ lúa. Đây là nguyên nhân làm mất đi những ưu điểm về cân bằng sinh thái từ mô hình tôm – lúa mang lại.

Cần đầu tư thỏa đáng mô hình lúa - tôm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, sau khi thử nghiệm và áp dụng nhiều mô hình nuôi tôm kết hợp: tôm - lúa; tôm - cá; tôm - cua; tôm - rừng.., đặc biệt sản xuất lúa – tôm là mô hình bền vững nhất của tỉnh, điều này đã được chứng minh hàng chục năm qua. Hiện nay, mô hình này đang được nhiều hộ nông dân các huyện Hồng Dân, Phước Long và một phần của thị xã Giá Rai thực hiện, với tổng diện diện tích lên đến hơn 30 nghìn ha, cho thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Chúng tôi đã nhiều lần đến các huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện với nhiều hộ sản xuất theo mô hình lúa-tôm, được chứng kiến cảnh bà con nông dân thu hoạch tôm trong ruộng lúa rất vui. Mới đây, trong dịp trở lại huyện Hồng Dân, chúng tôi được gặp và trò chuyện với ông Võ Văn Út (bà con nông dân gọi thân mật là Út Nhỏ), nguyên Bí thư Huyện ủy Hồng Dân. Ông Út Nhỏ được nhiều cán bộ, nhân dân, nhất là nông dân nghèo trong vùng quý mến, thường gọi ông là “Bí thư lúa mới”; “Bí thư tôm càng xanh”. Bởi, ông là người có công đưa mô hình này sản xuất đầu tiên ở huyện Hồng Dân, Phước Long (Bạc Liêu), đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, nay được nhiều nông dân nhân rộng sản xuất ở nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL.

Theo ông Út Nhỏ, ở huyện Hồng Dân và Phước Long (Bạc Liêu), sau khi thu hoạch lúa giống Một bụi đỏ, nhiều hộ dân thả nuôi tôm sú. Đặc biệt, mô hình sản xuất lúa - tôm này không dùng thuốc thú y thủy sản trị bệnh cho tôm mà sử dụng biện pháp sinh học. Nhờ vậy, mô hình trên cho hiệu quả khá cao, lúa đạt từ 55 - 60 tạ/ha. Đây hoàn toàn là những sản phẩm sạch, bán được giá cao.


Báo Nhân Dân
 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: