Phòng bệnh cho tôm mùa nóng

Wednesday,
10/07/2019
0

Nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng không ít đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Người nuôi cần hiểu rõ các ảnh hưởng này từ đó đưa ra giải pháp phòng chống thích hợp.

                                         Nắng nóng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm

Ao nuôi

Đối với ao nuôi tôm bán thâm canh hoặc thâm canh, cần nạo vét hết lớp bùn đen lắng đọng dưới đáy ao từ vụ nuôi trước,  đáy ao được san bằng phẳng hoặc lót bạt đáy và gia cố bờ ao, cống chắc chắn hạn chế sự rò rỉ nước.

Xử lí đáy ao nuôi bằng rải vôi, sát trùng và phơi đáy ao.

Nên thiết kế ao lắng có độ sâu lớn (2 - 3 m) để xử lý nước cấp và diệt tạp trước khi đưa vào ao nuôi, đồng thời đây cũng là nguồn nước dự trữ để bù đắp vào ao tôm khi mực nước trong ao bị cạn do nước bị bốc hơi khi trời nắng nóng. Một hệ thống nuôi lý tưởng phải đảm bảo diện tích ao lắng và ao xử lý chiếm khoảng 60% toàn hệ thống, chỉ 40% dùng cho ao nuôi.

Hệ thống quạt khí phù hợp và nên sử dụng dàn quạt lông nhím để có thể cung cấp đầy đủ lượng ôxy hòa tan xuống tầng đáy ao và tránh sự phân tầng nhiệt độ trong ao.

Máy bơm nước được chuẩn bị để sử dụng khi cần thiết.

 

Nguồn nước

Nước được cấp từ ao lắng qua ao nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh cần phải cho qua nhiều lớp túi lọc bằng vải dày và được sát trùng để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào trong ao nuôi.

 

Con giống

Chọn con giống khỏe mạnh, rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị nhiễm các mầm bệnh.

Tôm giống có kích cỡ lớn (Post 12 trở lên). Tôm giống được thả vào trong vèo ương tôm có mái che nuôi ở mật độ cao (200 - 300 con/m3), sau một tháng mới chuyển tôm ra ngoài nuôi tiếp.

Mật độ thả tôm phải phù hợp với điều kiện chăm sóc.

Thả giống vào lúc trời mát tránh gây stress cho tôm.

 

Quản lý ao nuôi

Lắp đặt đầy đủ và duy trì chạy quạt nước tránh sự phân tầng nhiệt độ và cung cấp đủ ôxy dưới tầng đáy ao. Khi mắc sục khí phải đảm bảo vận hành sẽ tạo dòng chảy quy tụ được chất thải vào giữa ao. Bổ sung khoáng vi lượng và các vitamin cần thiết cho tôm và duy trì mực nước 1,3 - 1,5 m. Có thể áp dụng ương tôm trong nhà bạt để khống chế nhiệt độ nước và sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, sau một tháng ương chuyển tôm ra ngoài ao.

Lắp đặt các loại màn, lưới chống nóng phía trên ao để hạn chế tăng nhiệt độ nước ao. Không nên gây sốc cho tôm bằng các biện pháp như chài, mò, thăm vó… Thường xuyên kiểm tra màu sắc, sức ăn của tôm để cho ăn đủ, tránh dư thừa. Định kỳ xi phông đáy ao để loại bỏ mùn bã hữu cơ lắng đọng, dùng chế phẩm vi sinh để phân hủy hàm lượng chất hữu cơ, ổn định tảo và màu nước. Bên cạnh đó, cần tăng cường sức khỏe của tôm bằng các loại thức ăn có bổ sung Vitamin C, khoáng chất, thuốc bổ gan (theo chỉ dẫn trên bao bì). Khi tôm đạt trên một tháng tuổi nên giảm cho ăn vào ban đêm và tăng cường chạy quạt khí. Định kỳ lấy mẫu kiểm tra xác định mức độ cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio sp ở nước nuôi và bùn đáy ao để có biện pháp xử lý.

Khi tảo phát triển mạnh (màu nước xanh đậm đặc) có thể dùng BKC, Chlorine để diệt tảo với liều lượng 5 - 6 ppm. Lưu ý, trong thời gian diệt tảo nên giảm 30 - 50% lượng thức ăn của tôm, đồng thời tăng cường quạt khí để hóa chất bay hơi, sau đó bón chế phẩm vi sinh để phục hồi hệ vi khuẩn trong ao. Đối với những ao nuôi có nguồn nước sạch, độ mặn ổn định thì có thể thay nước ao 20 - 30% để giảm mật độ tảo và kìm hãm sự phát triển của chúng trong ao. Duy trì ổn định pH trong giới hạn cho phép (7,5 - 8,2) bằng vôi (CaO) và mật rỉ đường.

Nguồn: Con tôm

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: