Phòng trị bệnh đốm trắng ở tôm hiệu quả nhất

Monday,
23/04/2018
0

Phòng trị bệnh đốm trắng ở tôm là cách tốt nhất để giảm bớt những thiệt hại do bệnh đốm trắng ở tôm gây ra. Hộ nuôi cần phải có một chiến lược phòng dựa trên những tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Bệnh đốm trắng là bệnh hay gặp và tôm có tỷ lệ chết cao, thời gian chết nhanh. Đây cũng là bệnh dịch để lại rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Bệnh này do môi trường nuôi xấu, virus, vi khuẩn gây ra. Hiện tại chưa có phương pháp chữa trị cụ thể. Vì vậy, người nuôi cần phải tăng cường các biện pháp phòng trị bệnh đốm trắng như sau:

Phòng trị bệnh đốm trắng ở tôm đối với ao tôm nuôi thả lần đầu

Chọn con giống

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong nuôi trồng là chọn giống. Chọn được con giống chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. Đồng nghĩa với việc tăng cường sức đề kháng của con giống với các nguồn bệnh và tăng tỷ lệ vụ mùa thành công. Khi nuôi trồng để có được một vụ mùa nuôi trồng thành công cần thả giống tôm sạch bệnh. Các hộ nuôi cũng cần tiến hành xét nghiệm tôm với những công nghệ phát hiện bệnh đốm trắng sớm. Đây là cách tìm ra và thiết lập các biện pháp phòng ngừa kiểm soát bệnh hiệu quả.

Thả giống đúng phương pháp. Cần cân đối độ mặn giữa nguồn nước ở cơ sở nuôi giống và độ mặn của ao nuôi trước khi thả đảm bảo không chênh lệch không quá 5‰  để tránh gây sốc cho tôm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm về sau. Không vận chuyển tôm giống mật độ cao.Tôm bố mẹ dùng cho sinh sản phải được kiểm tra kỹ bằng phương pháp PCR và không nhiễm tác nhân virus WSSV.Có thể áp dụng kỹ thuật sốc formol 150-200ppm trong 30 phút trước khi đưa vào nuôi, để loại đi những cá thể yếu và mang mầm bệnh.

Lựa chọn mùa vụ nuôi thích hợp

Thông thường các trại nuôi tôm chỉ thành công trong vài vụ đầu. Những vụ sau thì bị mất mùa do tôm luôn bị bệnh và chết do nguồn nước nuôi không được cải thiện xử lý . Tôm cũng không được bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất cho tôm. Vì thế nguồn nước lấy vào ao nuôi cần được xử lý, qua hệ thống lọc. Hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, nên cấp qua ao lắng đã xử lý và nâng mực nước trong ao nuôi đạt 1,0 – 1,2m.

Đồng thời người nuôi không nên cải tạo ao thả tôm ngay. Nên cho ao nghỉ từ 1-2 tháng để dứt nguồn bệnh và tái tạo lại môi trường nền đáy. Thời gian ao nghỉ nên thả cá rô phi để cá tiêu diệt hết những loài vi khuẩn trung gian mang mầm bệnh. Thời kỳ cao điểm của bệnh đốm trắng hay xảy ra là từ tháng 5 đến tháng 6.  khi đó tôm đạt chiều dài từ khoảng từ 5-6cm. Lúc này các biện pháp cần thiết phải được thực hiện trước khi bệnh vào giai đoạn đỉnh điểm.

Sử dụng nguồn thức ăn có chất lượng tốt

Đồng thời cần bổ sung vitamin C hoặc thuốc thảo dược vào ao hoặc thức ăn cho tôm. Cần phân chia từ 1-2 đợt với liều 2-3 g/1 kg thức ăn cơ bản, mỗi đợt cho tôm ăn một tuần liên lục. Khi bổ sung khoáng chất sẽ hỗ trợ kích thích tôm lột xác, men tiêu hóa nâng cao sức đề kháng virut  tăng hệ miễn dịch cho tôm. Tăng cường quản lý thức ăn cho tôm hằng ngày. Cần phải lựa chọn thức ăn và cho ăn một cách khoa học. Thức ăn tươi sống không hư thối và dùng nhiệt nấu chín.

Cho tôm ăn theo phương châm: “Lượng ít, lần nhiều” để tránh ô nhiễm đáy ao. Trộn bổ  sung thường xuyên vitamin C,D,E và các khoáng chất cần thiết vào thức ăn để tăng cường sức khỏe cho tôm, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với biện pháp kích thích lột xác cho tôm.Thường xuyên dùng men vi sinh để ổn định môi trường ao nuôi và tạo vi khuẩn có lợi hạn chế vi khuẩn gây hại cho tôm.

Diệt khuẩn và vệ sinh môi trường nuôi

Sau 1 tháng thả nuôi, định kỳ 1 – 2 tuần diệt khuẩn ao nuôi 1 lần. Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh. Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao nuôi tôm. Định kỳ thay nước, bón vôi cho ao nuôi và tăng cường quạt nước nhất là khi thời tiết thay đổi để tránh phân tầng nhiệt độ. Thay nước để làm giảm độ cứng, tránh bón vôi quá liều. Sau khi lột xác thì đốm trắng sẽ mất đi. Nguồn nước cấp cho ao nuôi tôm phải lắng lọc và khử trùng.

Đồng thời cần theo dõi đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng thích hợp. Kiểm soát và cách ly ao nuôi với các tác nhân có thể lan truyền bệnh (các loài giáp xác tạp) và loại bỏ vật chất trung gian truyền bệnh trong quá trình nuôi. Cách ly ao nuôi với các tác nhân có thể lan truyền bệnh.Giữ môi trường trong sạch bằng các chế phẩm sinh học.

Kết hợp cải tạo chất lượng nước nuôi trồng

Nước trong ao nuôi cần phải được khử trùng, sát khuẩn. Dụng cụ bên ngoài phải được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng. Chất lượng nước nên được cải thiện bằng cách bổ sung các chế phẩm vi sinh. Do đó sẽ giảm bớt mầm bệnh cũng như sử dụng vi sinh xử lý nước, xử lý đáy. Tránh bón vôi quá liều, tiến hành thay nước để giảm độ cứng. Hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, nên cấp qua ao lắng đã xử lý và nâng mực nước trong ao nuôi đạt 1,0-1,2mm.

Kiểm soát quy trình nuôi định kỳ

Nên nuôi tôm theo quy trình khép kín theo phương pháp ít thay nước. Nguồn nước đưa vào ao phải được lọc kỹ và diệt mầm bệnh. Để làm được điều này đòi hỏi ao phải có chứa lắng lọc và xử lý trước khi sử dụng cho nuôi tôm.

Kiểm tra định kỳ tình trạng tôm nuôi định kỳ để có biện pháp phòng trị kịp thời. Kiểm tra thường xuyên màu sắc,khả năng bắt mồi,tình trạng sức khỏe của tôm để kịp thời phát hiện và xử lý.

Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao nuôi tôm.

Đối với ao tôm đã đã nhiễm bệnh

Ngay khi xác định được bệnh đốm trắng do WSSV gây ra cần tiến hành thu hoạch tôm ngay.  Đối với các ao chưa tôm chưa có khả năng thu hoạch. Nếu ao nhiễm bệnh nặng cần hủy ao nuôi và xử lý nhanh để tránh lây sang các ao khác.

Đối với ao tôm bệnh, người nuôi nên vớt tôm chết ra khỏi ao. Sau đó dùng Chlorin với liều lượng 30 kg/1.000 m3; hoặc formol 200 lít/1.000m3 hòa nước tạt đều ao. Rồi tiếp tục ngâm 7 ngày rồi mới tiến hành xả ra môi trường.

Ngăn chặn không cho tôm và giáp xác khác vào ao nuôi.

Ao đã nhiễm bệnh đốm trắng do vi khuẩn dùng vôi nung (CaO) bón cho ao liều lượng 25ppm. Như thế sẽ không làm tăng độ kiềm trong ao và tăng pH nhanh. Dùng một số khoáng vi lượng kích thích tôm lột vỏ sẽ giảm bớt các đốm trắng trên thân tôm.

Sử dụng men vi sinh xử lí đáy ao trước khi thả nuôi và xử lý nước thường xuyên trong suốt quá trình nuôi tôm. Điều này sẽ cung cấp các vi sinh vật có lợi và tiêu diệt các vi sinh vật có hại giúp phòng bệnh tốt hơn.

Bệnh đốm trắng ở tôm hiện chưa có biện pháp điều trị hiệu quả nênhộ nuôi cần phòng hơn trị. Để quản lý hiệu quả tốt mầm bệnh đốm trắng ở tôm, cần triệt để vệ sinh mầm bệnh tại ao nuôi. Đồng thời thực hiện các biện pháp quản lý dịch bệnh gây hại tổng hợp trên diện rộng.

Nguồn: Bác sĩ nhà nông

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: