Phòng và trị bệnh mòn vỏ kitin trên tôm

Saturday,
21/04/2018
0

Bệnh mòn vỏ kitin có thể xảy ra trên tôm mẹ, tôm thịt, ấu trùng và hậu ấu trùng tôm.

Khi nhiễm bệnh thân tôm thường có màu hồng đỏ, vỏ mềm, mang bị dơ, tôm yếu, bỏ ăn. Nếu không điều trị kịp thời tôm sẽ chậm lớn, phân đàn. Bệnh cấp tính có thể làm tôm bị chết rải rác.

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Vibrio spp. như : Vibrio alginolyticus, V.parahaemolyticus, V.ordali… gây ra

Triệu chứng:

- Xuất hiện các vùng vỏ bị mềm, tạo ra các vết lõm, vỏ bị nhăn nheo.

- Xuất hiện các điểm nâu hay đen, trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn.

- Chân, râu, và đuôi tôm có thể phồng lên rồi mòn dần.

- Xuất hiện vết mờ đục của đốt bụng thứ 6 và sắc tố đen nâu trên gan tụy.

Phòng bệnh:

- Sát trùng bể, ao, nguồn nước và dụng cụ để tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của Vibrio trước mỗi vụ nuôi.

- Định kỳ thay nước đáy trong (nuôi thâm canh).

- Sử dụng loại thức ăn có chất lượng tốt, tránh dư thừa thức ăn.

- Không dùng thức ăn tươi sống.

- Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh, khoáng tạt để cân bằng môi trường sinh thái, duy trì độ mặn thích hợp khống chế và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn Vibrio gây hại trong môi trường.

- Bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng khả năng hệ miễn dịch của tôm.

Trị bệnh:

- Diệt khuẩn nước ao nuôi.

- Bổ sung khoáng, vitamin vào thức ăn

- Thay nước đáy, thay 1 phần nước ao, cấy vi sinh nước tạt vào lúc 8-9 giờ sáng (liên tiếp 2-3 lần)

Nguồn: Việt Linh

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: