Bệnh gan tụy cấp tính ở tôm xảy ra chủ yếu trong 45 ngày đầu, thời điểm phát bệnh chủ yếu từ 15 đến 30 ngày. Hiện nay, qua quá trình tổng kết kinh nghiệm ở một số trại nuôi thành công chúng tôi càng khẳng định việc quản lý thức ăn giai đoạn 30 ngày đầu hết sức quan trọng để giảm thiểu rủi ro dịch bệnh gan tụy ở tôm.
Thức ăn 20 ngày đầu trước khi bỏ vó (khay thức ăn) đa số bà con nông dân cho tôm ăn theo kinh nghiệm hoặc theo hướng dẫn một số cán bộ kỹ thuật, sau đó việc bỏ vó thức ăn mỗi người mỗi kiểu cũng tùy theo kinh nghiệm và việc này nếu không chính xác sẽ dễ làm dư thức ăn trong ao nuôi tôm kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt kích thích sự phát triển dày lên của các loài tảo không mong muốn trong ao.
Việc ương gièo tôm giống PL12 đạt cỡ PL25 rồi mới bung ra ao được xem là một trong các giải pháp giúp tôm vượt qua giai đoạn nguy hiểm 45 ngày nuôi đầu – Tuy nhiên, gièo ương nuôi phải có mắt lưới đủ nhỏ để nước ra vào nhưng không làm cho thức ăn thất thoát ra bên ngoài. Ngoài ra, thức ăn cho giai đoạn ương gièo phải đạt yêu cầu dinh dưỡng tôm giống và ổn định lâu trong nước (lâu tan) để đảm bảo không thất thoát dinh dưỡng và giữ được dinh dưỡng khi tôm ăn trong vòng 2 giờ.
Hình: Hệ thống gièo của Cargill và kiểm tra tôm trong gièo
Công ty Cargill đã phát triên hệ thống ương gièo trong ao để ương tôm giống PL12 lên PL25 bằng 1 loại gièo đặc biệt nhập khẩu từ nước ngoài về, thức ăn dùng ương gièo có 3 loại đặc biệt (thức ăn Liqualife dạng lỏng nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ có cỡ hạt lớn hơn cỡ mắt lưới của gièo được cho ăn khoảng 3 ngày, thức ăn 701 và 702 được sản xuất theo công nghệ ép đùn tiên tiến nhất nhờ đó thức ăn có độ bền trong nước trên 2 giờ và độ đạm 45% là thức ăn rất thích hợp cho tôm giống sau giai đoạn PL15 khi ương trong gièo).
Kết quả 68 trại nuôi thực hiện ương tôm giống PL12 đến PL25 theo quy trình gièo Cargill và thức ăn Cargill cho 96% trại nuôi vượt qua giai đoạn nguy hiểm 45 ngày nuôi của bệnh chết sớm EMS - đây là một tin vui và tín hiệu khá tốt cho bà con nuôi tôm có thêm giải pháp giảm thiểu bệnh chết sớm.
Nhóm nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi tôm và phát triển giải pháp giảm thiểu bệnh chết sớm EMS của TS. Nguyễn Duy Hoà thuộc Công ty Cargill sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn bà con nuôi tôm thực hiện quy trình ương gièo của Cargill (Công ty sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí gièo cho bà con nuôi tôm).
Source: Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Duy Hòa, contom.com.vn