Sản xuất tôm giống: Vẫn manh mún và lạc hậu

Friday,
09/02/2018
0

Hiện nay, các cơ sở sản xuất tôm giống đang tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng, tuy nhiên, đến thời điểm này, dịch bệnh trên tôm vẫn xảy ra do chưa kiểm soát chặt chẽ được nguồn tôm giống bố mẹ nhập từ nước ngoài, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân.


http://tomgiongchauphi.com/uploads/news/2014_03/thatomgiong2.jpg

Theo Tổng cục Thủy sản, đến nay cả nước có 2.305 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó 1.722 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 583 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, sản lưọng đạt khoảng 68,4 tỷ con. Tuy việc kiểm soát tôm giống ở các trại đã được quan tâm nhưng vẫn còn 10-20% chưa kiểm soát được chất lượng do cơ sở sử dụng tôm bố mẹ quá già trà trộn hoặc sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Từ tháng 10-2013 đến tháng 2-2014, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra chất lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu theo Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT. Qua kiểm tra đã phát hiện một số cơ sở nhập tôm thẻ chân trắng bố mẹ chưa qua khảo nghiệm. Đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc, nhiều hộ ham rẻ đưa giống từ biên giói Trung Quốc sang nên chất lượng con giống không bảo đảm khá nhiều.

Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều trại giống chưa bảo đảm điều kiện sản xuất giống, quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, công nghệ chua ổn định, không bảo đảm vệ sinh an toàn nên chưa sản xuất được giống sạch bệnh. Việc quản lý môi trường nước nuôi tôm còn nhiều hạn chế, công tác thú y thủy sản tại các địa phương còn nhiều bất cập nên dịch bệnh trên tôm vẫn xảy ra gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Năm 2013 cả nước có khoảng 68.099ha diện tích tôm nuôi bị bệnh, trong đó diện tích tôm sú là 57.013ha, tôm chân trắng là 11.086ha. Theo Phó Tổng Cục trưởng Thủy sản Nguyễn Huy Điền, dự kiến năm 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ chiếm khoảng gần 700 nghìn héc ta với sản lượng 560 nghìn tấn, trong đó nuôi tôm sú 600 nghìn héc ta, sản lượng đạt 270 nghìn tấn; nuôi tôm thẻ chân trắng 50 nghìn héc ta, sản lượng 290 nghìn tấn. Nhu cầu về giống tôm sú cần khoảng 30 tỷ con, tôm thẻ chân trắng cần từ 30 đến 40 tỷ con.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này các địa phương cần căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng lịch mùa vụ cụ thể cho từng vùng; quản lý lịch thả giống ngay từ đầu vụ, không thả tôm giống vào thời điểm nhiệt độ thấp dễ phát sinh bệnh đốm trắng. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng tôm giống, nếu phát hiện vi phạm cần xử lý nghiêm theo quy định. Người nuôi tôm cũng nên mua tôm giống ở những cơ sở có uy tín được Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm... mới cho hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, để đạt kế hoạch sản xuất tôm giống năm 2014, các đơn vị của ngành nông nghiệp cần bám sát thực tiễn; tiếp tục truy xuất 25 nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại các nước nhập khẩu để nâng cao chất lượng giống tôm bố mẹ vào Việt Nam.

Các địa phương cần tăng cường kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo Thông tư 14 của Bộ NN&PTNT, đặc biệt là sớm có biện pháp chấn chỉnh đối với cơ sở đạt loại C. Các địa phương cần khẩn trưong lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh (đặc biệt là việc giám sát và dự báo dịch bệnh), lịch thả nuôi cho vụ nuôi tiếp theo để chủ động phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, triển khai sớm việc hướng dẫn người nuôi thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền cho người dân về bệnh và công tác phòng chống dịch.





Theo Hà Nội Mới

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: