So sánh 2 mô hình nuôi kết hợp cua tôm lúa và cua tôm

Thursday,
25/07/2019
0

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tình hình dịch bệnh. Do đó, việc đa dạng hóa loài nuôi và lựa chọn mô hình nuôi phù hợp vừa nâng cao năng suất vừa góp phần tăng thu nhập cho người nuôi.

                 Lựa chọn mô hình nuôi ghép phù hợp giúp cải thiện kinh tế cho người nuôi.

Nghiên cứu Nguyễn Thanh Long được thực hiện từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2016 nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của 2 mô hình nuôi cua kết hợp là mô hình cua tôm lúa và mô hình cua tôm ở tỉnh Bạc Liêu.

Mô hình nuôi cua biển có những ưu điểm như: 

(1) Chi phí đầu tư thấp. Việc xây dựng công trình nuôi không quá khó khăn, chi phí nhân công thấp. Chi phí chủ yếu là con giống nên phù hợp với người nuôi có nguồn vốn đầu tư thấp. Hầu hết các hộ dân có thể nuôi cua được nếu như họ có diện tích mặt nước. 

(2) Tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên. Việc nuôi cua kết hợp với trồng lúa (mô hình Cua tôm lúa) và trồng thêm năn tượng, năn bộp (mô hình cua tôm)… cũng tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao.

(3) Kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ thực hiện. Tận dụng được diện tích mặt nước để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Mật độ thả nuôi có mối tương quan thuận với năng suất ở cả 2 mô hình nuôi cua kết hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi mật độ thả giống càng cao thì năng suất thu hoạch càng lớn. Tuy nhiên, do mật độ thả nuôi trung bình của mô hình Cua tôm lúa (0,16 con/m2) thấp hơn mô hình CT (0,22 con/m2) nên cua ở mô hình nuôi kết hợp cua tôm lúa tăng trưởng nhanh và có tỉ lệ sống và năng suất cao hơn cua ở mô hình cua tôm. Chính vì vậy, đối với mô hình nuôi cua không chủ động cung cấp thức ăn thì nên nuôi cua ở mật độ thấp để dễ quản lý, cua tăng tưởng nhanh, có tỉ lệ sống và năng suất cao.

Kết quả phân tích cũng cho thấy tỷ lệ mương bao cũng ảnh hưởng đến năng suất cua nuôi. Diện tích mương bao càng lớn đồng nghĩa với không gian hoạt động của cua càng rộng, có môi trường sống tốt và thuận lợi cho sinh trưởng. Tuy nhiên khi so sánh, cùng tỉ lệ diện tích mương bao, mô hình cua tôm lúa có mật độ thả ít hơn mô hình cua tôm nhưng có năng suất cao hơn mô hình cua tôm. Bởi vì, mô hình nuôi cua tôm lúa có mật độ thả trung bình thấp nhưng có tỉ lệ sống cao và khối lượng cua hoạch lớn (2,83 con/kg) nên lợi nhuận cao hơn mô hình cua tôm.

Nghiên cứu cho thấy cả hai mô hình đều thích hợp cho ngư dân vùng ven biển chọn lựa thực hiện để tăng thu nhập cho gia đình. Nếu người dân có điều kiện thì nên chọn mô hình cua tôm lúa vì mô hình này có lợi nhuận cao hơn mô hình cua tôm.

Nguồn: Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 2B (2019): 61-68

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: