Tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm.

Friday,
24/08/2018
0

Mật rỉ đường là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là phụ phẩm của ngành sản xuất đường và là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường.

Mật rỉ đường là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường

Cây mía sau khi được thu hoạch sẽ cắt bỏ lá, thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Tiến hành đun sôi nước để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường này được tách ra và phần mật mía tiếp tục được cô. Sau 3 lần cô đặc như vật, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là mật rỉ đường.

Trong mật rỉ đường chứa một lượng Vitamin và một lượng đáng kể một số chất khoáng như Ca, Al, Mg, P, K, cùng với 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, Tro 15%, Protetin 5%, Sáp 1%, Bột 4%. Do đó, tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm là không hề nhỏ nên việc sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm là việc cần thiết.

Vậy tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm là gì?

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm giúp kiểm soát các yếu tố chất lượng nước

1. Sử dụng mật rỉ đường để kiểm soát NH3 và NO2.

Trong ao nuôi tôm, các loại giáp xác chỉ đồng hóa được từ 20 – 30% lượng thức ăn đưa vào cơ thể, phần còn lại được thải ta môi trường ao nuôi. Lúc này, khoảng 50% của tổng lượng nitrogen được đưa vào ao nuôi (chủ yếu là thức ăn) cuối cùng sẽ được chuyển thành khí độc NH3 và NO2.

Chính vì thế, các nhà khoa học đã tận dụng cơ chế hoạt động của các loại vi khuẩn dị dưỡng là sử dụng carbon và nitơ để tổng hợp protein với mục đích loại bỏ khí độc NH3 và NO2. Mật rỉ đường chính là sự lựa chọn thích hợp nhất để bổ sung nguồn carbon cho ao nuôi tôm

Kết quả của các cuộc thử nghiệm của cơ quan nghiên cứu của Úc cho rằng: Bón mật rỉ đường với liều lượng 30 lít/ha là thích hợp nhất sẽ giúp giảm hàm lượng khí độc trong ao nuôi tôm.

2. Công dụng của mật đường – Kiểm soát độ pH

Mật rỉ đường có khả năng kiểm soát, ổn định tốt độ pH trong ao nuôi. pH cao trong ao nuôi tôm thường do mật độ tảo quá dày khiến tảo tiêu thụ carbon từ khía CO2 cho quá trình nên làm giảm tính axit của nước khiến độ pH tăng cao. Bón mật rỉ đường sẽ giúp gia tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng cạnh tranh hiệu quả nguồn carbon với tảo, chính nhờ vậy mà vẫn giữ được mật độ tảo ổn định mà vẫn kiểm soát độ độ pH trong ao nuôi tôm.

3. Tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm – Nuôi vi sinh trong xử lý nước

Ngoài tác dụng kiểm soát khí NH3 và pH trong ao nuôi tôm, mật rỉ đường còn được sử dụng để ủ với men vi sinh để xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản. Liều lượng và thời gian ủ còn phụ thuộc vào từng loại men vi sinh.

=> Lưu ý: Những ao nuôi bón mật rỉ đường cần phải đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng oxi hòa tan cho các dòng vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí. Mặt khác, việc đảo trộn liên tục để đảm bảo các hạy hữu cơ lơ lửng trong cột nước giúp cho vi khuẩn bám vào các hạt hữu cơ này dể thực hiện quá trùng đồng hóa nguồn nitrogen sẵn có.

 Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm thẻ , tôm sú sẽ giúp bà con mang lại nhiều lợi ích cũng như giúp giảm chi phí đầu tư, cho ra tôm thành phẩm sạch, góp phần bảo vệ môi trường. 

Nguồn: Tổng hợp

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: