Tiến sĩ Donald Lighter kêu gọi nuôi tôm bền vững

Thursday,
08/02/2018
0

Ngày 28/6/2013, tại TP HCM, Công ty Tomboy - Skretting Việt Nam đã phối hợp cùng Hội đồng xuất khẩu Đậu nành Mỹ (USSEC) tổ chức Hội thảo về Hội chứng tôm chết sớm và các biện pháp quản lý cho các đại lý, khách hàng. Hội thảo có sự hiện diện của nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân EMS, Tiến sĩ Donald Lighter.


Thành công hiếm thấy

Gần 200 đại lý, khách hàng của Tomboy - Skretting Việt Nam từ Bình Định trở vào, đã được nghe Tiến sĩ Donald Lighter, Giáo sư Đại học Arizona (Mỹ) trình bày về công trình khoa học kể trên.

http://www.thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/tieu%20diem/z300-Thuy-san-Viet-Nam2293.jpg

Tiến sĩ Donald Lighter nói chuyện với người nuôi trồng thủy sản Việt Nam tại
 

Bệnh dịch tôm gây thiệt hại hàng tỷ USD trên khắp thế giới, nhưng công trình khoa học của Donald Lighter phần lớn được thực hiện tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu của Donald Lighter đã xác định tôm bị tổn thương gan tụy. Tuy nhiên, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Từ môi trường hay thức ăn? Cơ chế thế nào? Sau nhiều tháng nghiên cứu tại Việt Nam, Donald Lighter "đã xác định được hội chứng tôm chết sớm là bệnh truyền nhiễm, gây ra do vi khuẩn tìm thấy trong dạ dày tôm bệnh".

Nhưng đó là loại vi khuẩn nào? Dịch nuôi cấy vi khuẩn lấy ra từ dạ dày tôm gây được bệnh trong nghiên cứu đã được đưa về Mỹ nghiên cứu tiếp. Sau cùng, các nhà khoa học đã khẳng định vi khuẩn này lây qua đường miệng của tôm và đó là một dòng đặc biệt của Vibrio parahaemolyticus.

 

Đa canh và luân canh

Tiến sĩ Donald Lighter cho biết, việc nuôi đơn canh tôm nước mặn thường dẫn đến dịch bệnh trầm trọng kéo dài. Ông đề nghị giải pháp nuôi trồng bền vững: Đa canh tôm, cá, cua, các loài xương sống và rong biển. Luân canh để cải thiện chất lượng nước ao, an toàn sinh học, chất lượng nước; sử dụng rừng nước mặn để lọc nước. Chẳng hạn, Donald Lighter cho rằng "Nên nuôi tôm xen cá rô phi để giảm mầm bệnh, giảm tích tụ chất thải trong ao, cá rô phi giúp tảo có ích phát triển và tiêu diệt các vét tơ mang bệnh, nhất là giáp xác".

Ông cung cấp nhiều mô hình nuôi tôm xen cá rô phi ở nhiều nước, thời gian vừa qua đã không gặp dịch bệnh và phát triển ổn định. Donald Lighter cho rằng sự an toàn về dịch bệnh trong nuôi trồng đa canh hơn hẳn mô hình đơn canh.

Đồng hành cùng nhà khoa học

Skretting là tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất và cung cấp thức ăn thủy sản, với sản lượng khoảng 1,7 triệu tấn/năm. Skretting có chi nhánh tại 5 châu lục và có khả năng cung cấp thức ăn cho hơn 60 loài thủy sản. Tại Việt Nam, Skretting điều hành Công ty CP Sản xuất thức ăn thủy sản Tomboy, chuyên sản xuất thức ăn chất lượng cao cho tôm, cá.

Sản phẩm của Công ty luôn được giám sát nghiêm ngặt theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, HACCP, GlobalGAP và Nutrace - tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc - giúp Công ty kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ khâu chọn nguyên liệu đến khi hoàn tất sản phẩm. Đại diện Công ty cho biết: Sau cuộc gặp này, Công ty đang có nhiều dự án phối hợp với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó có Tiến sĩ Donald Lighter, nhằm cải thiện tình hình nuôi trồng thủy sản sau đại dịch.

Ông Marc Le Poul, Tổng Giám đốc Tomboy - Skretting Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi không chỉ là người cung cấp thức ăn thủy sản chất lượng cao mà còn là đối tác, người bạn đường của nông dân Việt Nam. Chúng tôi hi vọng, sau khi gặp Tiến sĩ Donald Lighter, các bạn Việt Nam sẽ đem kiến thức về với cộng đồng của mình và làm thay đổi cách nuôi trồng hiện tại, hướng đến việc nuôi trồng bền vững".



Theo Thủy sản Việt Nam

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: