Tôm sú “Trở lại”

Monday,
12/02/2018
0

Sau thời gian dài lép vế trước tôm thẻ chân trắng về diện tích thả nuôi, đến nay, sau nhiều biến động, tôm sú đang có cơ hội trở lại “ngôi vương”.


Diện tích tăng

Ông Lê Văn Gần (ấp Tân Thành, xã Phú Tân, Cà Mau) đang đấu tranh với 2 ao tôm nuôi TTCT đang ở kích cỡ thu hoạch. Nhưng TTCT ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg trong thời gian qua thì việc nuôi phá huề là thành công với ông. Ông cho biết: “Tính toán cho ao nuôi tiếp theo trên TTCT và tôm sú thì đa số nhất trí thả nuôi tôm sú với số lượng 30.000 con/ao 2.500 m2. Với mật độ này chỉ chạy quạt cầm chừng và cho ăn dặm sẽ ổn định, an tâm hơn và cho thu nhập khá hơn con thẻ hiện nay”.

Theo đó, nhiều nông dân nuôi TTCT qua 2 - 3 vụ nuôi có chung nhận định về tính ổn định của 2 đối tượng tôm sú và TTCT, tính hiệu quả trước dịch bệnh, giá cả và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến quản lý môi trường ao nuôi. Chi phí cho các loại thuốc như men vi sinh, thuốc bổ sung tăng đề kháng, thuốc xử lý khí độc… đều tăng cao nhưng hiệu quả không cao. Theo đó, thời tiết đang vào cao điểm mùa mưa, việc giảm độ mặn thì tôm sú sẽ chiếm ưu thế trong sinh trưởng hơn, cho hiệu quả cao hơn…; do đó, người dân nuôi tôm quay lại với tôm sú khá cao.

Điển hình từ HTX Nuôi tôm công nghiệp Hoàng Mỹ (xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau), với 98 ao nuôi của vụ trước TTCT khoảng 80% thì hiện nay thả tôm sú là 100%.

Do chi phí cho vụ nuôi ngày càng cao nhưng giá bán bấp bênh thì đa số người dân nuôi tôm công nghiệp trong tỉnh đang có xu hướng chuyển sang thả nuôi tôm sú với mật độ thưa cho ăn dặm. Đây là hình thức nuôi phù hợp trình độ kỹ thuật, đồng vốn để đảm bảo thu nhập cho cuộc sống gia đình.

http://www.thuysanvietnam.com.vn/uploads/article2/baiviet/tieu%20diem/z300-con-tom-925-.jpg

Nuôi tôm mật độ thưa cho thu nhập khá - Ảnh: Thanh Ngân
 

Tháo gỡ nhiều khó khăn

Ông Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cái Nước nhận định: Một hiệu ứng rõ nét ở người nuôi tôm công nghiệp trong huyện hiện nay là tình trạng thiếu điện phục vụ nuôi tôm, giá tôm xuống thấp không còn vì hiện nay diện tích thả sú chiếm 35% trong 800 ha đang nuôi. Thêm vào đó, ngành điện cũng đã hỗ trợ lắp đặt thêm 80 bình biến áp phục vụ người dân.

Đây là tín hiệu tốt cho ngành điện và ngành nông nghiệp có thêm thời gian tính toán về quy hoạch vùng nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là điện, phục vụ cho người dân nuôi tôm tăng mạnh như hiện nay. Theo đó là bài toán quản lý môi trường vùng nuôi sẽ được thắt chặt hơn sau vụ nuôi.

Để nâng cao tính hiệu quả của mô hình này, Phòng NN&PTNT các huyện trong tỉnh đang triển khai chuyển giao kỹ thuật tại hiện trường cho người dân trên mô hình nuôi tôm sú mật độ 10 - 15 con/m2. Ở loại hình nuôi này các yêu cầu về điện chạy quạt ít, chi phí thức ăn ít, các loại vi sinh, thuốc hóa chất sử dụng ít… nhưng thời gian nuôi ngắn do mật độ thưa tôm mau lớn, ít xảy ra dịch bệnh. Chưa kể, tôm sú loại 30 con/kg giá trên 200.000 đồng vẫn đảm bảo lợi nhuận không thua kém TTCT trên cùng diện tích ao nuôi.

Cả người dân và ngành nông nghiệp cùng chung nhận định là hiệu quả mô hình nuôi tôm sú mật độ thưa là hướng đi đúng, góp phần đẩy lùi dịch bệnh trên tôm đang xảy ra trên diện rộng. Ngoài ra, nó còn góp phần giảm áp lực, cải thiện môi trường vùng nuôi, cân bằng và ổn định sản lượng giữa tôm sú và TTCT cho các nhà máy chế biến.

>> Sức hút về thời gian nuôi ngắn, năng suất cao, môi trường ao nuôi dễ kiểm soát đã lôi cuốn người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhưng sự thiếu ổn định về giá, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác khiến họ phải thay đổi cách nhìn, hướng đi.


Theo Thủy sản Việt Nam
 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: